Âm nhạc

Cấu trúc của một nhà hát

Nhà hát là nơi mà mọi người có thể đến và xem tất cả các loại hình biểu diễn. Hầu hết mọi người thường nghĩ nhà hát là nơi để xem một vở kịch. Nhưng có rất nhiều loại hình biểu diễn trong một nhà hát như biểu diễn âm nhạc, múa ba-lê và nhạc kịch.

Cấu trúc

Hầu hết cấu trúc của các nhà hát thì có ba phần: sân khấu, thính phòng và khu vực hậu trường.

Sân khấu là phần quan trọng nhất của một nhà hát. Đây là nơi mà các nghệ sỹ biểu diễn các tiết mục của họ. Khán giả chỉ có thể xem các màn biểu diễn từ phía trước. Bức rèm của sân khấu sẽ được mở ra và đóng lại vào lúc bắt đầu và kết thúc mỗi màn biểu diễn.



Ảnh: hanoitv.vn

Khán giả có thể xem các tiết mục trên sân khấu từ 3 hàng ghế phía dưới. Một số nhà hát có một sân khấu tròn ở giữa thính phòng và khán giả ngồi xung quanh sân khấu. Các nghệ sỹ khi đi lên sân khấu sẽ đi ngang qua khán giả.

Thính phòng là nơi dành cho khán giả ngồi xem các tiết mục biểu diễn. Nhà hát hiện đại sẽ có tiền sảnh, phòng vệ sinh, quán cà phê và quán bar để cung cấp cho khán giả sự thoải mái, thư giãn trước và sau các tiết mục biểu diễn cũng như là giờ nghỉ giữa các tiết mục.

Khu vực hậu trường là nơi dành cho các nghệ sỹ trang điểm và thay quần áo cũng như là để mọi người chuẩn bị các tiết mục sắp diễn ra. Ngoài ra, còn có nhà kho và văn phòng cho các cán bộ và công nhân viên của nhà hát. Trong khu vực hậu trường còn có phòng kỹ thuật, nơi mà các kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh ánh sáng và âm thanh cho phù hợp với mỗi tiết mục biểu diễn.

Các bộ phận nhân sự

Có rất nhiều bộ phận sẽ làm việc cùng nhau trong một nhà hát. Đầu tiên là nhà sản xuất, nhà sản xuất có thể là là một cá nhân, một nhóm người hay một công ty. Các nhà sản xuất có rất nhiều việc phải làm. Họ phải xoay tiền để trang trải chi phí cho một vở kịch, họ phải tìm kiếm kịch bản để dàn dựng và họ phải có khả năng làm việc nhóm. 

Đạo diễn là người quyết định vở kịch sẽ được trình diễn như thế nào. Đạo diễn còn là người có trách nhiệm giải thích kịch bản và làm việc với những người bên bộ phận tạo dựng phong cảnh và trang phục. Bên cạnh đó, đạo diễn sẽ trực tiếp giám sát các buổi diễn tập và hướng dẫn diễn viên trình diễn vai trò của họ như thế nào.

Các nhà thiết kế chịu trách nhiệm việc dàn dựng bối cảnh trên sân khấu sao cho phù hợp với không gian và thời gian của cốt truyện. Các chuyên gia ánh sáng sẽ đảm nhiệm việc chiếu sáng sân khấu và tạo hiệu ứng ánh sáng cho các tiết mục của các nghệ sỹ. Hiệu ứng ánh sáng giúp tạo ra không khí và sắc thái của một vở kịch.   

Giám đốc casting là người chịu trách nhiệm lựa chọn diễn viên. Họ phải lựa chọn diễn viên có tính cách phù hợp với nhân vật. Các chuyên gia trang điểm và thiết kế trang phục sẽ giúp cho các nghệ sỹ “sáng” hơn trên sân khấu. Biên đạo múa là người sẽ lên kế hoạch cho từng động tác nhảy và những bước di chuyển cho các nghệ sỹ.

Các nghệ sỹ là những người quan trọng nhất. Công việc của họ là phải nghiên cứu ngoại hình, giọng nói, cử chỉ và tính cách của nhân vật và sau đó là phải diễn xuất được những đặc tính của nhân vật. Để thủ một vai thành công các nghệ sỹ phải thực sự nhập vai và không để bất cứ điều gì làm sao lãng. 

Trần Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán