Trang chủ»Kinh tế»Chứng khoán – Bất động sản

Chứng khoán – Bất động sản

Các chỉ số giao dịch chứng khoán

Trong phân tích đầu tư có hai trường phái tư tưởng: phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Phân tích kỹ thuật tập trung nghiên cứu sự dao động của giá cổ phiếu thông qua các đồ thị để dự đoán được thị trường và giá cổ phiếu trong tương lai.

Phân tích cơ bản chú trọng đến việc so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu với giá trị thực của chúng. Chúng ta có thể tìm thấy các chỉ số giao dịch chứng khoán tốt nhất trong cả hai trường phái.

Ngưỡng can thiệp (mức giá hỗ trợ) và mức giá trần

Sau một năm, hầu hết các cổ phiếu sẽ phát triển xu hướng riêng và chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt giữa mức giá hỗ trợ và mức giá trần qua khoảng thời gian dài hơn. Khi giá cổ phiếu có xu hướng "khựng lại" hoặc không vượt quá một mức giá cụ thể thì đây là dấu hiệu của mức giá hỗ trợ hoặc mức giá trần. Khi giá cổ phiếu vượt mức giá trần, mức giá trần sẽ trở thành mức giá hỗ trợ mới.

Hệ số giá trên lợi nhuận (tỷ số P/E)

Một tỷ lệ phổ biến khác kết hợp cả hai trường phái phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là tỷ số P/E. Tỷ số này so sánh giá trị thu nhập của một cổ phiếu với giá trị thị trường của nó. Hệ số giá trên lợi nhuận cao hay thấp biểu hiện giá cổ phiếu đắt hay rẻ. Tỷ số P/E hữu dụng khi so sánh với các cổ phiếu trong cùng ngành.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là phương pháp để đo lường các khoản nợ và rủi ro. Nó chú trọng vào bảng cân đối để xác định mức nợ mà một công ty đang gánh. Điều này là cực kỳ quan trọng vì một công ty gánh càng nhiều nợ thì rủi ro tài chính càng cao. Khi sử dụng tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu để so sánh, hãy so sánh các công ty trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

Theo Đình Phú
Theo ehow.com

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán