Trang chủ»Du lịch

Du lịch

Nhà sàn đá của dân tộc Tày ở Cao Bằng

Làng Khuổi Ky, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng nổi tiếng vì có nhiều nhà sàn xây dựng bằng đá cũng như truyền thống thờ thần Đá của người dân trong làng.



Một ngôi nhà sàn đá của người Tày thường có hai tầng, tầng trên dành cho người ở, còn tầng dưới dành cho gia súc - Ảnh: vietnamnet.vn

Những ngôi nhà sàn làm bằng đá rất linh thiêng đối với người dân tộc Tày, người Tày qua nhiều thế hệ có tục thờ Thần đá. Họ tin rằng đá là nguồn sống và là trung tâm của vũ trụ.

Con người được sinh ra từ đá và khi chết đi sẽ biến thành đá. Đá trong tâm linh của người Tày là một vị thần bảo hộ cho họ khỏi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Theo truyền thống của người Tày, vào một số ngày nhất định trong năm, người Tày sẽ tiến hành các nghi lễ tạ ơn Thần đá và Thần rừng.

Ông Đàm Văn Vũ, Phó Chủ tịch UBND Trùng Khánh, cho biết những người Tày ở huyện Trùng Khánh thường dùng đá để xây nhà. Mỗi ngôi nhà sàn thường có hai tầng, tầng dưới dành cho gia súc và tầng trên dành cho con người. Đá là một vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống của người dân tộc Tày. Các nhà xay lúa, cối, hàng rào và đồ nội thất của dân tộc Tày đều được làm từ đá.

Nhà của người Tày thường được bao quanh bởi hàng rào đá. Xây dựng một ngôi nhà sàn đá thường mất từ 2 đến 3 năm. Việc chọn đá đẹp để xây nhà cũng liên quan đến tâm linh. Người Tày cho rằng đá hình thành sâu trong lòng đất, thể hiện bản chất của trời và đất, và thường chứa năng lượng tâm linh cao.

“Những ngôi nhà sàn đá của chúng tôi đã có từ rất lâu, trước cả khi tôi về làm dâu ở làng Khuổi Ky, và xây một căn nhà rất kỳ công”, một già làng phát biểu với VOV.



Ảnh: vietnamnet.vn

Nhà sàn đá ấm áp khi đông về và mát mẻ vào mùa hè. Vị trí xây cất ngôi nhà cũng phải được xem xét cẩn thận. Nhà sàn nên xây trên nền đất cao gần chân núi có không gian rộng và thoáng. Mỗi ngôi nhà sàn đá thường cao từ 7 đến 8 mét và được trang trí trên đỉnh một mái ngói âm dương.

14 ngôi nhà sàn đá tại làng Khuổi Ky đã được khôi phục vào năm 2010. Ngôi làng cũng đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận danh hiệu Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.

“Du lịch cộng đồng đang phát triển tại đây. Chúng tôi đang cố gắng cải thiện cơ sở vật chất và dịch vụ để phục vụ khách du lịch cũng như khuyến khích hoạt động của các homestay”, ông Nông Ích Bằng - dân làng Khuổi Ky cho biết.

Nguyễn Thành Vinh, khách du lịch lần đầu đến thăm Khuổi Ky, phát biểu với VOV: “Ngôi làng rất yên bình. Người dân tộc Tày cũng rất thân thiện. Tôi còn được một người phụ nữ Tày mời đến dùng cơm cùng gia đình họ”.

Theo ban quản lý Công viên Địa chất Non nước - Cao Bằng, truyền thống sử dụng đá của người Tày đã có từ thế kỷ 16 khi việc di dân đến tỉnh Cao Bằng được thực hiện để xây dựng thành cổ bảo vệ Việt Nam. Nhà sàn đá xây dựng chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc thời đó.

Ngô Tuấn
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán