Trang chủ»Du lịch

Du lịch

Tử Cấm Thành



Ảnh: d’n’c

Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Bắc Kinh, Tử Cấm Thành là một trong những cung điện lớn nhất thế giới. Minh Thành Tổ, vị hoàng đế thứ ba của triều Minh, đã ra lệnh xây dựng cung điện vào năm 1406 và kéo dài đến năm 1420 thì hoàn thành. Đây là khoảng thời gian không quá lâu cho việc xây dựng một cung điện đồ sộ. Triều đình đã điều động khoảng 1 triệu nhân công bao gồm cả 100.000 thợ thủ công để xây dựng cung đện.



Ngôi đền tọa lạc tại một trong những khu vườn của Tử Cấm Thành - Ảnh: Peter Fuchs

Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của 24 vị hoàng đế cùng hoàng thân quốc thích và quần thần trong gần 500 năm. Vào cuối thể kỷ 18, cung điện có khoảng 9.000 người trú ngụ. Sau 14 đời vua của triều Minh là 10 đời vua nhà Thanh. Vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc chính là Phổ Nghi. Vào năm 1912 khi hoàng đế Phổ Nghi thoái vị, Tử Cấm Thành không còn là trung tâm chính trị của Trung Quốc.



Một trong bốn tháp canh nằm ở góc tường cao 8m phía Tây Bắc - Ảnh: kallgan



Tượng sư tử canh giữ Tử Cấm Thành 500 năm qua - Ảnh: pixdaus

Bộ phim The Last Emperor (1987) của đạo diễn Bernardo Bertolucci nói về cuộc đời của vua Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc. Đây là bộ phim đầu tiên được chính phủ Trung Quốc cấp phép cho quay trong Tử Cấm Thành. Chính phủ thậm chí còn phớt lờ cả chuyến viếng thăm cung điện của Nữ hoàng Elizabeth II bởi trùng ngày với buổi quay cảnh chính của bộ phim. May mắn là Nữ hoàng đã không viếng thăm cung điện.



Mô hình (tỷ lệ 1:25) miêu tả một cảnh trong phim The Last Emperor được trưng bày tại công viên Tobu World Square, Nhật - Ảnh: Fred Hsu

Tử Cấm Thành còn có tên gọi khác là Cố Cung. Tử Cấm Thành rộng 720.000 m2 với gần 1.000 cung và khoảng 9.000 phòng. Đây là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới. Do đó, Tử Cấm Thành đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1987.



Mặt hồ phản chiếu trong Tử Cấm Thành - Ảnh: pixdaus

Tử Cấm Thành còn được gọi là Thành phố Tím. Theo vũ trụ học Trung Quốc, tím là màu tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc và cũng tượng trưng cho chòm sao Bắc Cực. Do đó, hoàng đế tự xem mình là thiên tử và chỉ mặc trang phục màu tím và ký tên bằng mực tím.



Trần nhà với thiết kế công phu - Ảnh: Pluke

Từ thời Minh Thành Tổ, cung đã có tên là Tzu Chin Ch’eng (Tử Cấm Thành) có nghĩa là “thành phố tím (Ch’eng) của sao Bắc Cực (Tzu), nơi người ngoài không thể xâm nhập (Chin) ”. Không ai được phép ra vào mà không có lệnh của vua.



Tường Cửu Long - Ảnh: Seebeer

Một điểm thú vị là tất cả các cung trong Tử Cấm Thành đều quay mặt về hướng Nam. Mục đích là tránh những cơn gió khắc nghiệt thổi từ phương Bắc và cũng bởi hướng Bắc là hướng xui xẻo vì các cuộc xâm lăng trước đây đều từ phương Bắc đến. Tuy nhiên, các lãnh cung, nơi các phi tần bị thất sủng sinh sống, lại hướng về phương Bắc.

Dù chính phủ đã đưa sang Đài Loan một số lượng lớn cổ vật của Tử Cấm Thành, du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng hơn 1.000 hiện vật vẫn còn được trưng bày tại đây. Sau khi tham quan thấm mệt, du khách có thể dạo quanh các khu vườn trong cung để tham quan và nghỉ ngơi đôi chút.



Hệ thống tưới nước trong Tử Cấm Thành - Ảnh: Thierry

Với các công trình kiến trúc tuyệt đẹp cùng với nét trạm trổ công phu, không có gì lạ khi Tử Cấm Thành là một điểm đến thu hút nhiều lượt khách tham quan. Hãy đến với Tử Cấm Thành để tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng như tìm hiểu thêm về lịch sử của Cố Cung nói riêng cũng như Trung Quốc nói chung.

Ngọc Trâm
Theo Environmentalgraffiti

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán