Trang chủ»Du lịch

Du lịch

Vùng đảo hoang sơ Phú Quý

Nằm cách xa bờ biển tỉnh Bình Thuận, đảo Phú Quý thực sự là một thiên đường nhiệt đới.



Ảnh: vina.com

Với ý nghĩa tên gọi là “giàu có và phú quý” và cách 100km về phía Đông của thành phố Phan Thiết, đảo Phú Quý gắn với con đường hàng hải quốc tế và thềm lục địa. Đảo là trạm trung gian nối giữa đất liền và Trường Sa (thuộc quần đảo Trường Sa). Nó là khu căn cứ nổi cho các tàu đánh cá ngoài khơi thông qua cảng biển tại vịnh Triều Dương.

Đảo Phú Quý có diện tích nhỏ bé khi nhìn trên bản đồ của tỉnh Bình Thuận, chỉ với 32km2 và dân số khoảng 20.000 người. Người dân địa phương gọi hòn đảo này là Hòn Thu hoặc cù lao Thu vì nhìn theo hướng Tây Nam, hòn đảo nhỏ trông như một con cá thu nổi lên giữa biển. Trong vòng vài năm gần đây, đảo Phú Quý đã thật sự đổi thay rất nhiều do sự phát triển của cảng biển tại vịnh Triều Dương. Việc xây dựng trên đảo đang phát triển, những con đường cát trắng đã được trải nhựa.

Đảo Phú Quý còn giữ lại những thảm thực vật tự nhiên, bãi cát dài lóng lánh những vỏ sò và rạn san hô cùng nhiều sinh vật biển sinh sống. Vùng đảo nhỏ này có nhiều tiềm năng du lịch mà chưa được khám phá. Dù chưa có những khách sạn sang trọng nhưng khách du lịch có thể trải nghiệm một đêm thanh bình, thơ mộng dưới bầu trời đầy sao và khám phá những khu vực hang động gần đó. Bạn có thể ăn bắp và cá được nướng thơm lừng quanh khu vực lửa trại hay cắm trại dưới những rặng dừa đầy bóng mát. Người dân trên đảo thường sử dụng nước cốt dừa và cơm dừa để chế biến thức ăn. Việc lặn biển cũng rất là một hoạt động được yêu thích vì dưới đáy biển có rạn san hô là nơi trú ẩn của những sinh vật biển.

Trên đảo có nhiều ngôi đền và chùa được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia như chùa Linh Quang, chùa Cao Cát, Vạn An Thạnh. Chùa Linh Quang là ngôi chùa lâu đời nhất trên đảo, được xây dựng vào năm 1747 thời vua Lê Hiển Tông (thời Cảnh Hưng thứ 8) thuộc thôn Tam Thanh. Ngôi chùa còn giữ nhiều tư liệu về cuộc sống ngày xưa của cư dân đảo cũng như nhiều hiện vật văn hóa cổ xưa.

Núi Cao Cát được tạo bởi nhiều khối đá có hình thù kỳ lạ và hang động bị phong hóa theo thời gian. Trên đỉnh ngọn núi Cao Cát, những hàng cây đại thụ bạt ngàn ôm lấy ngôi chùa Linh Sơn, ngoài ra trên đỉnh núi có tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát biểu tượng của lòng từ bi, nhân ái. Từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra xa là khung cảnh hữu tình của những bãi biển trên đảo và những khối núi đá.         

Đảo được bao bọc bởi những bãi biển cát trắng và 9 hòn đảo, trong đó Hòn Tranh, Hòn Đen, Hòn Trứng là điểm du lịch sinh thái biển đầy hấp dẫn. Hòn Tranh là một hòn đảo nhỏ có hình dạng chữ S cách 500m về hướng Đông Bắc. Với đồi núi đẹp và những bờ biển cát trắng dài, hoang sơ. Hòn Tranh là nơi tuyệt vời để lặn thỏa thích dưới đáy biển nhìn ngắm những rạn san hô hồng kì thú. Điểm cao nhất ở đảo là ngọn núi Cấm cao 106 mét. Đảo Phú Quý có những tán cây to cao tỏa bóng mát, phía Bắc là nơi dân cư sinh sống với khoảng 20.698 người, phía Nam là những bãi cát biển trải dài.

Du khách đến bến tàu và men theo sườn núi đến điểm dừng chân đầu tiên là Vạn An Thạnh. Vạn An Thạnh là vùng đất đỏ bazan được phủ đầy bởi những hàng dứa dại. Tại đây bạn có thể thấy bộ xương khổng lổ của cá voi mà người dân địa phương thờ cúng gọi là “Cá Ông” hoặc “Cá Voi”.



Ảnh: blog.luvill.asia

Phú Quý là nơi hậu cần tiếp giáp quan trọng giữa đất liền và quần đảo Trường Sa, nơi trú ngụ của những con tàu đánh cá ngoài khơi. Với vị trí quan trọng như thế, ngọn đèn hải đăng đã được xây dựng để định hướng cho các thuyền ngư dân giữa biển khơi đi về đúng hướng. Ngọn đèn hải đăng được xây dựng vào 1997 nằm trên núi Cấm, là một trong 2 địa điểm dùng năng lượng mặt trời.

Nếu có cơ hội hãy đừng bỏ lỡ chuyến khám phá thành phố Phan Thiết xinh đẹp và đặt chân đến vùng đảo Phú Quý hoang sơ này.

Thanh Thiên
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán