Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục đại học

Giáo dục đại học

Cải thiện kỹ năng đọc cho sinh viên

Khi bắt đầu trở thành sinh viên, các em thường cảm thấy choáng ngợp trước số tài liệu mà mình phải đọc, nhiều em phải đối mặt với tình hình này trong suốt quá trình học đại học của mình. Có những phương pháp giúp việc đọc của sinh viên trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và rất hiệu quả.



Ảnh minh họa

Để cải thiện kỹ năng đọc, các bạn hãy thử các phương pháp sau:

  • Học cách nỗ lực để đạt kết quả tốt nhất. Đầu tiên là hãy lên một kế hoạch khoa học cho việc đọc sách của mình. Sẽ quan trọng không kém nếu bạn quyết tâm thực hiện kế hoạch đó như một nhiệm vụ. Bạn có thể đọc một cuốc sách hoặc một bài báo bất kỳ đều được. Thứ hai, hãy là một người đọc tích cực. Không nên đọc lướt. Hãy học cách suy nghĩ về những gì bạn đang đọc. Lưu ý là nên thường xuyên nghỉ giải lao. Không nên đọc quá nhồi nhét vì dễ sinh ra cảm giác mệt mỏi, khi đó bạn chỉ làm lãng phí thời gian của mình mà thôi. Cuối cùng, hãy phát triển các chiến lược để trở thành một người đọc có hiệu quả, biết ghi nhớ những khái niệm và những sự kiện quan trọng mà mình đã đọc.
  • Dành ít thời gian để nghiên cứu về quyền sách trước khi đọc. Hãy đọc phần giới thiệu của tác giả, lời nói đầu hoặc là bản tóm tắt. Như vậy, bạn sẽ nắm được nội dung chính của quyển sách hoặc của bài báo. Đọc mục lục cẩn thận để xem nội dung của quyển sách được tổ chức như thế nào. Lên kế hoạch xem bạn sẽ đọc hoặc bỏ qua những phần nào. Một quan niệm sai lầm mà các sinh viên thường mắc phải đó là họ phải đọc tất cả các tài liệu, nhưng thật ra không phải vậy. Chỉ những loại sách, báo viết về các số liệu được khảo sát thì bạn mới cần phải đọc từng chữ mà thôi.
  • Đọc một cách tích cực. Khi bạn đọc, hãy nghĩ về những gì tác giải muốn nói và ghi chú lại. Có nhiều cách ghi chú khác nhau, nhưng tốt nhất là bạn nên tự mình viết ra. Điều này sẽ giúp bạn dừng lại để suy nghĩ. Hoạt động thể chất khi viết sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn. Bạn nên nghĩ ra những câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời trong nội dung bài đọc.
  • Xem những đánh giá của người khác về quyển sách mà bạn đọc. Những ý kiến này thường là của các nhà chuyên môn hoặc của những người đã dành thời gian đọc và phân tích kỹ lưỡng về nó. Các ý kiến ấy sẽ giúp bạn đánh giá được nội dung của quyển sách cũng như biết được quan điểm của người khác về chất lượng và giá trị của quyển sách đó. Tuy nhiên, bạn không nên xem những nhận xét này trước khi đọc sách nhé. Nếu làm vậy, chẳng khác nào bạn sẽ đọc bằng quan điểm của người khác chứ không phải của chính mình. Hãy xem nhận xét của người khác sau khi bạn đã đọc xong quyển sách để phát triển thêm quan điểm của chính mình.
  • Sau vài ngày, hãy xem lại các ghi chú và những quyển sách mà mình đã đọc. Ít có sinh viên nào có thể nắm bắt được hết nội dung của quyển sách sau lần đọc đầu tiên. Nếu biết cách ghi chú tốt, bạn sẽ không phải đọc lại nhiều lần. Khi xem lại như vậy, bạn sẽ có thêm những hiểu biết sâu sắc hơn và các ý tưởng mới sẽ đi vào bộ nhớ, khiến bạn muốn viết chúng ra ngay.
  • Xây dựng các chiến lược để ghi nhớ những nội dung chính. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với những sinh viên phải sử dụng tài liệu mà mình đọc vào các bài kiểm tra. Có nhiều phương pháp để thực hiện điều này. Cách tiếp cận tốt nhất là hãy viết mỗi thông tin quan trọng lên một phiếu mục lục. Sau đó sắp xếp các phiếu này theo thứ tự và mang theo bên mình để đọc bất cứ khi nào có thể.

Mỹ Hằng
Theo ehow.com

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán