Trang chủ»Giáo dục

Giáo dục

Nuôi dưỡng khả năng tự phục hồi cho trẻ em và thanh thiếu niên

Việc giúp con trẻ xây dựng khả năng tự phục hồi và sự tự tin là một trong những món quà quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ có thể giành cho con. Chúng ta đều biết cuộc sống mang đến nhiều thử thách và cách chúng ta đối phó với những điều này quan trọng như thế nào.

Khả năng tự phục hồi là khả năng kiểm soát sự căng thẳng, những thách thức, chấn thương tâm lý hay nghịch cảnh mà cuộc sống mang lại và đứng dậy từ chúng. Khi trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có khả năng tự phục hồi, chúng sẽ trở nên tự tin hơn, tò mò hơn và thích nghi với thế giới xung quanh.

Sau đây là những lời khuyên cơ bản nhất:

  • Giúp con xây dựng những mối quan hệ với bạn bè và người trưởng thành khác.
  • Giúp con học cách tự tin trong hành động và suy nghĩ.
  • Khuyến khích con thấu hiểu, diễn đạt và kiểm soát cảm xúc.
  • Giúp con xây dựng sự tự tin bằng cách đương đầu thách thức và cho phép chúng học hỏi từ đó.

Những cách khác để xây dựng khả năng tự phục hồi cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên:

  • Thiết lập những mục tiêu cá nhân và thách thức - Khuyến khích con lên kế hoạch cho các mục tiêu và thách thức, vì điều này giúp thúc đẩy lòng tự trọng và sự tự tin. Cho dù bọn trẻ có hoàn thành chúng hay không, điều này cũng giúp con trẻ học một bài học về cuộc sống rộng hơn.
  • Phát huy lòng tự trọng của trẻ - Việc có ý thức mạnh mẽ về bản thân có thể giúp chúng xây dựng khả năng tự phục hồi để đương đầu với bất cứ nghịch cảnh nào trong cuộc sống. Khuyến khích con tìm hiểu về bản thân, những giá trị mà con sẽ giữ gìn và giúp con dành thời gian để hoàn thiện bản thân.
  • Khuyến khích con tin tưởng vào bản thân và khả năng của mình - Giúp con lên danh sách những ưu điểm của mình bao gồm sự tốt bụng, sự có ích và yêu thương và cho con biết lý do tại sao những tính cách này rất quan trọng trong cuộc sống. Việc suy nghĩ về những thành tích của trẻ cho dù lớn hay nhỏ cũng rất tốt cho sự tự tin của con.
  • Khuyến khích con phát triển mối quan hệ xã hội vững mạnh - Giúp con xây dựng một mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè và những người thương yêu. Hãy cho con không gian để sử dụng thời gian quý báu cho mối quan hệ xã hội và làm những gì con thích. Điều này sẽ nuôi dưỡng hạnh phúc và lòng tốt.
  • Hãy chấp nhận những thay đổi - Tạo ra những thay đổi cần thiết trong mọi lĩnh vực đời sống là việc thường xuyên phải làm. Nếu như sự thay đổi là một việc khá khó khăn, hãy khuyến khích con trẻ làm điều đó vì mọi thứ sẽ thay đổi.
  • Học cách giải quyết vấn đề - Đây là những kỹ năng cần thiết cho mọi lĩnh vực của cuộc sống. Hãy khuyến khích trẻ học các kỹ năng giải quyết vấn đề vì đó là điểm mấu chốt trong việc xây dựng khả năng tự phục hồi. Bất kể tình huống hoặc vấn đề là gì, thì ta luôn luôn có cách giải quyết.
  • Tâm trí, cơ thể và tâm hồn - Giúp con chăm sóc bản thân là một điều quan trọng. Đối với bọn trẻ, không chỉ ăn uống lành mạnh và thưởng thức đồ ăn một cách điều độ mà vận động cũng rất quan trọng đối cả tinh thần và thể chất. Ngủ đủ giấc và học cách suy nghĩ tích cực là những “thành trì” bảo vệ con trước căng thẳng, chấn thương tâm lý và nghịch cảnh.
  • Giá trị con người - Trẻ em sẽ học cách trân trọng bản thân nếu những người xung quanh đánh giá cao về mình. Hãy dành cho bọn trẻ nhiều lời động viên và khen ngợi tích cực. Điều này sẽ tạo cho con một bàn đạp cần thiết để đón nhận những thử thách và nâng cao giá trị bản thân.
  • Tràn ngập cảm xúc - Khi một đứa trẻ buồn, chúng không thể suy nghĩ thẳng thắn hoặc sắp xếp những gì chúng muốn làm - chúng bị choáng ngợp hoặc 'ngập tràn cảm xúc'. Lắng nghe giúp con có cơ hội bày tỏ cảm xúc và dần dần trở lại trạng thái cân bằng, lúc này con có thể bắt đầu suy nghĩ thấu đáo vấn đề hoặc từ bỏ cảm xúc và bước tiếp. Những đứa trẻ học cách xử lý cảm xúc của mình có xu hướng khỏe mạnh về thể chất và cảm xúc tốt hơn, học tốt hơn ở trường và hòa đồng với bạn bè hơn.

Vân Anh
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán