Hi-Tech

Thang máy đi vào vũ trụ

Obayashi Corporation, một công ty xây dựng Nhật Bản, đã và đang nghiên cứu về việc xây dựng thang máy đi vào vũ trụ. Các nhà nghiên cứu tại Obayashi Corporation tin rằng những tiến bộ trong công nghệ nano có thể biến ý tưởng này trở thành hiện thực vào năm 2030.



Ý tưởng xây dựng thang máy đi vào vũ trụ xuất hiện cách đây 120 năm và lần đầu tiên được công bố vào năm 1895 bởi nhà khoa học người Nga Konstantin Tsiolkovsky, ông là cha đẻ của ngành tên lửa học hiện đại. Những tiến bộ của công nghệ nano cuối cùng cũng có thể chế tạo ra dây cáp đủ mạnh để buộc một trạm vũ trụ vào quỹ đạo Trái đất.



Một trạm vũ trụ được buộc vào trái đất tại đường xích đạo sẽ cần một dây cáp dài khoảng 96.000 km. Các nhà khoa học cho biết hiện nay các nhà nghiên cứu chỉ mới tạo ra những sợi nano nhẹ và ngắn, vì vậy việc xây dựng thang máy đi vào vũ trụ phải cần thêm nhiều thập kỷ nghiên cứu nữa.



Những sợi nano mới này sẽ mạnh hơn và có tính đàn hồi cao hơn so với những ống nano và polyme mạnh nhất hiện nay. Kết cấu bên trong lõi của các sợi nano là một chuỗi các nguyên tử carbon mỏng được sắp xếp theo cấu trúc cơ bản của kim cương.



Giáo sư John Badding, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Penn State University cho biết: “Bởi vì lõi của những sợi nano này có kết cấu giống với kết cấu của kim cương nên chúng tôi hy vọng nó sẽ cực kỳ cứng cáp, mạnh mẽ và hữu ích.”



Slingatron là một công nghệ không tên lửa khác đang được nghiên cứu để làm phương tiện phóng tàu vũ trụ vào không gian. Mô hình này xuất phát từ công nghệ Hyper-V dựa trên các nguyên tắc lực ly tâm.  



Một đơn vị nghiên cứu của NASA đã thử nghiệm công nghệ phóng được hỗ trợ từ đường ray. Cụ thể là một tên lửa tốc độ cao sẽ trượt trên một đường ray để bắn tàu vũ trụ vào tầng bình lưu trước khi động cơ phản lực tĩnh siêu âm đẩy con tàu vào không gian.



Trần Đình Phú
Theo CNN

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán