Trang chủ»Khoa học - Công nghệ»Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam áp dụng AI vào sản xuất và nuôi trồng

Một nhà cố vấn dự đoán rằng 70% các nhà sản xuất sẽ áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số vào năm 2020 và ứng dụng đó sẽ giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu của họ thêm 30%.



Ảnh: english.vietnamnet.vn

Tại Seagull ADC, doanh nghiệp chuyên trồng dưa hấu ở tỉnh Hậu Giang, các cảm biến được sử dụng để đo độ ẩm trong nhà kính để cung cấp lượng nước hợp lý. Khi độ ẩm tăng cao, hệ thống sẽ tự động bật quạt thông gió để hấp thụ độ ẩm. Khi nhiệt độ cao, thì lưới che phủ nhà kính giúp ngăn chặn hoặc giảm bớt ánh sáng mặt trời.

Tại một số trang trại rau ở tỉnh Lâm Đồng, nông dân chỉ cần một máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh và cảm biến kết nối Internet để tìm ra loại phân bón nào phù hợp với vườn của họ, khu vực nào cần tưới nước và cần bao nhiêu lượng nước. Tất cả các hoạt động được điều chỉnh bởi thiết bị thông minh từ xa.

Công ty Lavifood cũng đã sử dụng công nghệ thông minh cho việc trồng trọt và sản xuất để đảm bảo rằng tất cả các đường liên kết của quy trình sản xuất, từ khâu làm đất, gieo hạt, chăm sóc và thu hoạch đến chế biến đều có thể được quản lý theo các tiêu chuẩn tốt nhất.

Năm 2017, Lavifood đã thành lập nhà máy chế biến rau quả - Tanifood - tỉnh Tây Ninh với vốn đầu tư 1,5 nghìn tỷ đồng.

Để đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, Lavifood đã chuyển giao công nghệ canh tác cho người dân Tây Ninh. Với các ứng dụng, nông dân có thể kiểm tra độ ẩm đất và lượng nước trong thủy lợi.

Ứng dụng này cũng thông báo cho nông dân về thời gian họ cần bón phân và cảnh báo họ khi xuất hiện côn trùng. Đối với Lavifood, ứng dụng này giúp công ty nhận ra cây trồng nào có thể phát triển ở vùng đất nhất định và loại phân bón cần sử dụng.

Mở rộng sản xuất, Lavifood đã hợp tác với ILMI, một công ty nông nghiệp và thủy sản của Hàn Quốc, xây dựng một nhà máy chế biến nông sản tại khu công nghiệp VSIP ở tỉnh Hải Dương, với vốn đầu tư 1,5 nghìn tỷ đồng.

Theo IBM Việt Nam, việc áp dụng AI và thuật toán nhận thức để mang lại các dịch vụ cá nhân đang phát triển nhanh chóng. Thuật toán nhận thức không đơn giản là các hệ thống AI có khả năng học hỏi, tranh luận hoặc xử lý ngôn ngữ tự nhiên, mà còn thể hiện quan hệ đối tác giữa con người với công nghệ.

Mặc dù công nghệ AI mang lại lợi ích to lớn cho người dùng, nhưng không dễ dàng áp ​​dụng công nghệ này trong sản xuất và kinh doanh.

Ông Trần Phong Lan từ Seagull ADC cho biết công ty vẫn gặp khó khăn khi sử dụng công nghệ cao.

Seagull ADC vẫn đang nghiên cứu để thiết lập cảm biến trong quá trình vận chuyển trái cây nhằm kiểm soát chất lượng quả sau khi thu hoạch. “Nếu dưa hấu không thể được bảo quản ở nhiệt độ ổn định trong quá trình vận chuyển đến các điểm phân phối, chúng sẽ bị sốc nhiệt. Chúng tôi đang tìm kiếm giải pháp tối ưu để tránh sốc nhiệt,” một đại diện của Seagull ADC cho biết.

Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán