Trang chủ»Khoa học - Công nghệ»Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Tham vọng thâm nhập thị trường game Châu Á của Việt Nam

Công nghệ lập trình game của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ khi ngày càng có nhiều công ty thiết kế game muốn vươn xa hơn trên thị trường game quốc tế.

Cuộc đua trong ngành công nghiệp lập trình game trên máy tính tại Việt Nam trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Những năm gần đây, các công ty lập trình lớn và nhỏ đồng loạt phát hành nhiều ứng dụng game, trong đó nhiều sản phẩm đã mang về doanh thu hàng trăm nghìn USD cho các nhà sản xuất. 

Thành công ban đầu

Hiker Games (trước đây là Emobi Games) là một trong những công ty phát triển game nổi tiếng ở Việt Nam và được xem là “anh lớn” trong lĩnh vực lập trình game với nhiều sản phẩm độc đáo và chất lượng như 2112, 7554 hay Mộng Võ Lâm…



7554: tựa game thuần Việt gây sốt đầu tiên của Hiker Games

Trong số đó, nổi bật nhất chính là game Toy Quest. Đây là sản phẩm mang tính đột phá trên thị trường quốc tế đầu tiên của Hiker Games và là trò chơi đầu tiên của Việt Nam xuất hiện trên hệ thống Steam - một phần mềm dùng để quản lý bản quyền trong hệ thống các trò chơi. 



Toy Quest: game Việt đầu tiên trên Steam

Tuy nhiên, trò chơi nổi tiếng nhất của Việt Nam trên thị trường quốc tế có lẽ là Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông. Sự thành công của “Flappy Bird” là động lực to lớn cho những người trẻ mới bước chân vào lĩnh vực thiết kế game và khuyến khích họ nuôi dưỡng tham vọng mang sản phẩm game của Việt Nam ra thế giới.



Flappy Bird: trò chơi nổi tiếng nhất của game Việt Nam

Những khó khăn

Sự thành công của “Flappy Bird” chỉ là một phần nhỏ trong số rất nhiều những thất bại của các hãng game Việt Nam. Phát triển trò chơi trên máy tính ở Việt Nam là một thách thức lớn nhưng để mang các trò chơi “made in Vietnam” ra thị trường quốc tế, các nhà sản xuất còn gặp khó khăn hơn gấp bội. 

Công nghệ sản xuất game tại đất nước hình chữ S chưa được đầu tư đúng mức, Việt Nam cần có nhiều nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn hơn nữa. Ngoài ra, chi phí sản xuất cao cũng là một hạn chế cho các nhà thiết kế game. Do áp lực từ nguồn vốn đầu tư, nhà sản xuất game Việt không dám đầu tư mạnh để tạo ra các sản phẩm chất lượng. Đây chính là trở ngại trong việc mang các trò chơi Việt Nam ra thị trường quốc tế.      

Tham vọng thâm nhập thị trường game Châu Á

Loạn Đấu Võ Lâm là trò chơi đầu tiên của Việt Nam được phân phối trên toàn Châu Á. Đây là sản phẩm được phát triển từ sự hợp tác của Hiker Games và SohaGame. Hiker Games đã mạo hiểm khi phát hành trò chơi này trên toàn Châu Á nhưng với kinh nghiệm của mình, công ty tin rằng họ sẽ đạt được những thành công nhất định. Đặc biệt, Loạn Đấu Võ Lâm còn sở hữu nền tảng đồ họa Engine Unity 5 hiện đại nhất, cộng với cốt truyện lạ khi kết hợp sử Việt cùng võ Trung Hoa.



Các nhân vật trong Sử Việt: Âu Cơ, Lạc Long Quân, Sơn Tinh và Thủy Tinh

Từ những thành công ban đầu, các công ty thiết kế game Việt có cơ sở để tiếp tục nuôi dưỡng tham vọng của mình mặc cho những khó khăn phía trước.

Đình Phú
Theo english.vietnamnet.vn

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán