Trang chủ»Khoa học - Công nghệ»Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Việt Nam phóng vệ tinh siêu nhỏ lên quỹ đạo

Một thiết bị vệ tinh siêu nhỏ được sản xuất trong nước có tên là Pico Dragon đã được phóng lên Trạm không gian quốc tế (ISS) để chuẩn bị thực hiện một nhiệm vụ trong không gian.



Thiết bị vệ tinh được kiểm tra tại Nhật - Ảnh: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Theo Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thiết bị vệ tinh được lập trình để chụp những hình ảnh của trái đất, thu thập dữ liệu về môi trường trong không gian và kiểm tra hệ thống thông tin.

Thiết bị vệ tinh có hình ống với kích thước 10 x 10 x 11,35 cm và nặng gần 1 kg là thiết bị vệ tinh đầu tiên được phát triển bởi các kỹ sư trẻ Việt Nam và các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm vệ tinh quốc gia thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Thiết bị vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam cùng với ba thiết bị vệ tinh khác của Mỹ sẽ được vận chuyển bằng tàu không gian Kounotori 4 (HTV) của Nhật. Theo như kế hoạch thì các vệ tinh sẽ được đặt tại trạm không gian quốc tế từ hai đến ba tháng trước khi được đưa vào không gian.

Việt Nam cũng đã lần đầu tiên phóng vệ tinh viễn thám VNREDSat-1 vào quỹ đạo từ bệ phóng Kourou, Guiana, Pháp. VNREDSat-1 có khả năng chụp hình ảnh của tất cả các khu vực trên thế giới và nó sẽ hỗ trợ việc đối phó với lũ lụt, cháy rừng, tràn dầu và các sự cố khác.

Giáo sư Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, mô tả việc phóng vệ tinh vào quỹ đạo như là một sự kiện khoa học và công nghệ quan trọng mở ra một sự phát triển mới trong công nghệ vũ trụ của Việt Nam sau thành công của hai vệ tinh viễn thông - Vinasat 1 năm 2008 và Vinasat 2 năm 2012.

Trần Đình Phú
(Dịch từ internet)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán