Trang chủ»Khoa học - Công nghệ

Khoa học - Công nghệ

Máy bay cánh quạt sản xuất tại Việt Nam

VAM-2 là máy bay siêu nhẹ đầu tiên sản xuất tại Việt Nam. Trước đây, các nhà sáng chế của VAM-2 đã nhận được lời hứa từ Cục hàng không Việt Nam (CAAV) rằng nó sẽ được cấp phép bay thử nghiệm.



VAM-2 được các nhà khoa học Việt Nam đánh giá là một thành tựu lớn của khoa học và công nghệ Việt Nam nhưng hiện vẫn chưa thể cất cánh vì không được cấp phép bay thử nghiệm.

Tiến sĩ Trần Đình Bá từ Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết Cục hàng không Việt Nam phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong việc cấp phép. Ông nhấn mạnh rằng Cục hàng không Việt Nam "đang giết đi sự háo hức và phủ nhận thành tựu to lớn của rất nhiều học giả và các nhà khoa học, những người đã cống hiến hết mình để tạo ra một sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.”

Năm 2003, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký một văn bản giao cho Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Đạo - Chủ tịch Hiệp hội Kỹ thuật cơ khí Việt Nam - lãnh đạo nhóm nghiên cứu để chế tạo một chiếc máy bay cánh quạt nhỏ với hai chỗ ngồi.

VAM-1, phiên bản đầu tiên của máy bay cánh quạt, đã được các nhà phát minh chế tạo chỉ trong một thời gian ngắn sau khi chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và đại diện các doanh nghiệp Việt Kiều cam kết hỗ trợ tài chính.

Vào tháng 12/2005, VAM-1 đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm tại Việt Nam. Nhìn thấy các thành tựu đáng khích lệ, các nhà phát minh đã bắt đầu chế tạo VAM-2.

Chiếc máy bay siêu nhẹ chỉ nặng 450kg và có công suất 50 mã lực. Nó có thể bay với tốc độ 140 km/giờ và sử dụng xăng A92 như xe máy.

VAM-2 chỉ cần một bãi đáp rộng khoảng 1 hécta và một đường băng dài 200m. Việc điều khiển và bảo trì chiếc máy bay cũng rất dễ thực hiện.

Các nhà khoa học tin rằng VAM-2 cực kỳ hữu ích cho các chuyến bay giữa các vùng lãnh hải và đất liền cũng như giữa các đảo trong điều kiện biển động.

Vào tháng 03/2007, hội đồng khoa học với nhiều giáo sư và tiến sĩ có uy tín đã chính thức công nhận các tiêu chuẩn kỹ thuật của VAM-2, làm dấy lên hy vọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không dân dụng Việt Nam.

Tuy nhiên, trái với mọi dự đoán, VAM-2 vẫn không thể cất cánh vì Cục hàng không vẫn chưa cấp phép bay thử nghiệm cho sản phẩm.

Một số nhà khoa học có uy tín của Việt Nam tỏ ra bất mãn về sự chậm trễ, liên tục thúc giục Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng nên xem xét dự án và cho phép máy bay cất cánh.

Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam - cho biết việc cấp phép cho các chuyến bay thử nghiệm thật sự rất khó khăn. Cần phải kiểm tra sự an toàn và các chỉ số kỹ thuật của máy bay. Việc kiểm tra này chỉ có thể được thực hiện bởi các chuyên gia hàng không giàu kinh nghiệm nhất.

Ông cũng cho biết thêm, việc bay thử nghiệm chỉ có thể được tiến hành nếu có sự đồng ý của Bộ Quốc phòng vì đây là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát vùng trời.

Tuy nhiên, ông Thanh đã hứa rằng Cục hàng không Việt Nam sẽ xem xét khi các nhà phát minh liên hệ với cơ quan. VAM-2 sẽ được cấp giấy chứng nhận kỹ thuật nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.

Đình Phú
Theo news.com.vn

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán