Trang chủ»Khoa học - Công nghệ

Khoa học - Công nghệ

Na Uy phát minh phà không người lái

Đầu tiên là phát minh ô tô không người lái và hiện nay Na Uy đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sáng chế ra phà không người lái với hy vọng thay thế những cây cầu với chi phí xây dựng đắt đỏ bắt qua sông và kênh rạch.



Ảnh: THE NORWEGIAN UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY (NNTU)

Bản nguyên mẫu đầu tiên đang được sử dụng để chở người và xe đạp của họ trên các tuyến đường thủy của Trondheim, trong một số các thử nghiệm được tổ chức bởi trường Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy (The Norwegian University of Science and Technology - NNTU).

Mặc dù quãng đường đi chỉ dài tầm 320 bước chân và mất 60 giây, nhưng phà không người lái giúp cho người bộ hành tiết kiệm 15 phút đi bộ. Những nhà sáng chế tự tin rằng sản phẩm có thể được đưa vào sử dụng, điều này sẽ làm giảm tình trạng thiếu những cây cầu.

Được mệnh danh là “autoferry”, chiếc thuyền nhỏ chạy bằng điện, tự lái hoàn toàn và được trang bị bộ cảm biến để tránh những người chèo thuyền và những phương tiện khác trên sông.



Ingrid Schjølberg, Giám đốc NTNU Oceans đặt tên chiếc phà này là MilliAmpere - Ảnh: NTNU

Mặc dù hành khách có thể gọi phà chỉ bằng một thao tác nhấn nút và các nhà thiết kế nói rằng việc đi phà “an toàn và dễ dàng như đi thang máy”, nhưng họ vẫn đang cải tiến an ninh không gian mạng vì lo ngại sản phẩm có thể bị “hack”.

GS.TS Egil Eide, đến từ Khoa Hệ thống Điện Tử của NTNU, người phụ trách mọi hoạt động của autoferry cho biết: “Đây là bước ngoặt của nền công nghệ cao nhằm tạo ra sự kết nối trên mặt nước.”



Chiếc phà đang trong quá trình thử nghiệm tại Trondheim - Ảnh: www.telegraph.co.uk

Các cuộc thử nghiệm đang được thực hiện với quy mô bằng phân nửa so với thực tế, phiên bản toàn diện có thể vận chuyển ít nhất 12 hành khách cùng xe đạp và xe đẩy. Chiếc phà sẽ sạc pin trong khi cập bến để đưa hành khách lên và xuống tàu, đồng thời nó sẽ được ra mắt vào năm tới.

Chiếc phà được trang bị với 4 cảm biến khác nhau, radar, camera hồng ngoại, camera quang học và LIDAR.

“Một trong những thách thức của dự án này là tất cả các hệ thống cần phải hoạt động tốt cùng lúc. Chúng tôi muốn có một vài cảm biến trên đất liền để có thể giám sát được các khu vực mù,” Trưởng phòng Morten Breivik, người đang điều hành dự án autoferry nói thêm.



Thế hệ tiếp theo của chiếc phà không người lái có thể trông giống như thế này - Ảnh: ILLUSTRATION: REAKTOR

Một số cộng đồng người Na Uy đã bày tỏ sự quan tâm đối với các chuyến phà tự động vì chúng giúp giảm đáng kể chi phí vận hành do tính năng không người lái.

Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán