Trang chủ»Khoa học - Công nghệ

Khoa học - Công nghệ

Những sản phẩm vi mạch của Việt Nam

Một số dự án cấp chính phủ có giá trị hàng chục triệu USD đã cho ra đời những vi mạch đầu tiên của Việt Nam.



Phòng thí nghiệm của Trung tâm R&D tại Khu công nghệ cao TP.HCM

Nhiều người ngạc nhiên khi biết các kỹ sư Việt Nam đã sản xuất thành công thiết bị giám sát hành trình xe hơi, điện kế điện tử, modem thu thập dữ liệu DCM và các thiết bị khác.

Những thiết bị này là minh chứng cho thấy các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam đã được thương mại hóa rất tốt. Điều quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào để kết nối các nhà đầu tư với các nhà phát minh.

Việc ứng dụng những vi mạch thế hệ đầu tiên được sản xuất bởi Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) dẫn đến những thay đổi tích cực như hiện nay.

ICDREC, được thành lập vào năm 2005, là một trong những trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ cho ngành công nghiệp vi mạch hàng đầu tại Việt Nam. Tọa lạc tại Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm từ lâu đã nổi tiếng khi sản xuất thành công vi mạch 8-bit, 16-bit và 32-bit được sử dụng trong thiết bị xử lý và thiết bị viễn thông.  

Vi mạch SG8V1 được thiết kế bởi ICDREC là vi mạch đầu tiên được thương mại hóa ở Việt Nam. Vi mạch 8-bit này có công nghệ thấp nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất hàng gia dụng gồm quạt máy, máy lạnh và máy giặt. 

Phiên bản khác của vi mạch SG8V1 được sử dụng để sản xuất thiết bị định vị cho xe máy tại Công ty Cổ phần Công nghệ Định vị Saigon Track. Đây là công ty liên doanh giữa ICDREC và Saigon Industry Corporation. 

Giám đốc ICDREC - ông Ngô Đức Hoàng cho biết vi mạch SG8V1 đã được ứng dụng vào việc sản xuất thiết bị giám sát hành trình của ô tô, hộp đen gắn trên xe máy, dụng cụ đo điện tử 1 pha, modem thu thập dữ liệu từ xa và nhiều sản phẩm khác. 

ICDREC ước tính lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải trong nước cần khoảng một triệu vi mạch 8-bit mỗi năm.

Sản phẩm của ICDREC được bán cho nhiều công ty như Saigon Industry Corporation, Công ty Liên doanh Vietsovpetro, Công ty Cổ phần An toàn Hàng hải Việt Nam, Công ty giải pháp công nghệ TADA và Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chấp thuận cho ICDREC triển khai các dự án thiết kế và chế tạo vi mạch RFID, thẻ và đầu đọc thẻ.

Từ nay đến năm 2020, TP.HCM sẽ tập trung vào phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, dược phẩm và hóa học, công nghệ nano và vật liệu mới, công nghệ sinh học và các nguồn năng lượng mới.

Chính quyền thành phố cũng sẽ ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao bằng cách tài trợ để phát triển một ngành công nghiệp vi mạch vào năm 2017.

Đình Phú
Theo english.vietnamnet.vn

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán