Trang chủ»Khoa học - Công nghệ

Khoa học - Công nghệ

Những thay đổi mà Việt Nam có được nhờ công cuộc số hóa

Việt Nam đã trải qua hơn hai thập kỷ kết nối với Internet và tham gia vào cuộc đua chuyển đổi kỹ thuật số trên toàn cầu.



Ảnh: english.vietnamnet.vn

Kết nối với Internet vào năm 1997, Việt Nam đã chứng minh sự thay đổi nhanh chóng trong phát triển kinh tế xã hội để lọt vào danh sách 20 quốc gia có số lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới.

Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của Internet, điện thoại thông minh và việc áp dụng phương tiện truyền thông xã hội trong thập kỷ qua. Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực, quốc gia hình chữ S đang có ý định tối đa hóa các cơ hội từ Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Số hóa là một phần của việc ứng dụng Internet of Things (IoT), Dữ liệu lớn và AI để nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực phi lợi nhuận và lĩnh vực điều hành đất nước.

Báo cáo của Microsoft cho thấy GDP của Châu Á Thái Bình Dương bao gồm cả Việt Nam sẽ tăng thêm một phần trăm mỗi năm nếu lĩnh vực sản xuất của khu vực được chuyển đổi kỹ thuật số.

Những thay đổi tích cực

Kể từ khi kết nối với Internet vào năm 1997 dưới sự hỗ trợ của Giáo sư Rob Hurle và Đại học Quốc gia Úc, với hoạt động của nhà cung cấp Internet đầu tiên - NetNam, sự tăng trưởng về người dùng Internet tại Việt Nam là khoảng 0,2% vào năm 2000 và 67% vào năm 2017, đứng thứ 6 ở châu Á và thứ 12 trên toàn cầu.

Năm 2003, Việt Nam áp dụng đường dây thuê bao kỹ thuật số không đối xứng (ADSL), nâng cấp lên 3G vào năm 2009 và 4G vào năm 2016.

Kết nối Internet và số hóa giúp mọi người liên lạc, chia sẻ ý tưởng và kinh doanh trực tuyến. Ngoài ra, Internet và số hóa còn giúp mọi người thu hẹp khoảng cách địa lý, tiếp cận trí tuệ toàn cầu, mua sắm và giao dịch trực tuyến.

Số hóa có thể giúp các nhà sản xuất hoàn thành quy trình của họ bắt đầu từ thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất, thực hiện sản phẩm và cuối cùng là dịch vụ vận hành. Cedrik Neike, thành viên của Hội đồng quản trị Siemens AG cho biết Việt Nam đang bước vào thời điểm rất thú vị và số hóa là cơ hội để Việt Nam nhảy vọt và sớm trở thành một quốc gia công nghiệp hóa.

Những phong trào ý nghĩa

Ông Mai Liêm Trực, cựu giám đốc của Bưu điện quốc doanh thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông và ông Trần Bá Thái, người sáng lập công ty kỹ thuật số NetNam năm 1993, nằm trong số những người chịu trách nhiệm đưa Internet đến Việt Nam.

Năm 1992, hai người đã gặp gỡ một số nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Úc, các chuyên gia này đã giúp mang kết nối đầu tiên đến Việt Nam thông qua một tên miền Úc.

Những email đầu tiên được gửi từ Việt Nam là từ Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến người đồng cấp Thụy Điển vào tháng 4 năm 1994.

Trong những ngày đầu tiên, chính phủ rất lo ngại về những nội dung độc hại và nguy cơ bí mật của quốc gia bị đánh cấp. Nhưng nếu không có Internet, Việt Nam sẽ bị cô lập, Việt Nam chậm hơn thế giới rất nhiều điều như phát triển điện thoại chậm hơn 50 năm và truyền hình là 30 năm. Nhưng với Internet, Việt Nam đã không chậm trễ. Sự ra mắt của Internet tại Việt Nam diễn ra 2 năm sau khi trình duyệt web Internet Explorer được đưa vào dòng hệ điều hành Microsoft Windows, nhà cung cấp dịch vụ web Yahoo! được thành lập và Thời báo New York bắt đầu xuất bản trực tuyến hàng ngày.

Thử thách

Tuy nhiên, việc kết nối Internet gia tăng từ các doanh nghiệp và cá nhân đã khiến người dùng Internet Việt Nam gặp rủi ro đáng kể.

Các sự cố vi phạm dữ liệu trong lĩnh vực thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, cũng như ngành vận tải trong những năm gần đây, cùng với việc thương mại hóa thông tin cá nhân thúc đẩy Việt Nam phải có giải pháp về quyền riêng tư trực tuyến nếu muốn thành công chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số.

Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán