Trang chủ»Khoa học - Công nghệ

Khoa học - Công nghệ

Việt Nam triển khai công nghệ 5G với thiết bị sản xuất trong nước

Viettel đã trở thành công ty thứ 6 trên thế giới sản xuất thành công các thiết bị mạng 5G và là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới làm chủ công nghệ hiện đại này.

Từ một quốc gia luôn theo dõi và học hỏi từ các quốc gia như Hàn Quốc và Singapore, Việt Nam đã trở thành một quốc gia tạo ra các công nghệ mới, ông Phan Xuân Dũng, chủ tịch Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết.



Ông Dũng phát biểu tại sự kiện có ý nghĩa lớn ngày 17 tháng 1 vừa qua - cuộc gọi đầu tiên được thực hiện với công nghệ mạng 5G của Viettel trên các thiết bị được sản xuất tại Việt Nam - Ảnh: vietnamnet.vn

Trong ngày trọng đại này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên với gNodeB, ứng dụng được Viettel nghiên cứu và phát triển. Ứng dụng bao gồm cả thiết bị phần mềm và phần cứng.

Các kỹ sư của Viettel đã phát triển gNodeB 5G chỉ trong vòng 6 tháng, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2019 trên cơ sở kinh nghiệm các kỹ sư có được từ quá trình phát triển ứng dụng eNodeB, bộ thu phát cho 4G và từ các nghiên cứu về tính khả thi của mạng 5G.

Như vậy, 8 tháng sau ngày Viettel, nhà khai thác mạng di động đầu tiên của Việt Nam và một trong 50 nhà khai thác mạng hàng đầu trên thế giới, thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên với các thiết bị nhập khẩu vào tháng 5 năm 2019, Việt Nam hiện đã làm chủ công nghệ 5G.

Viettel đã trở thành công ty thứ 6 trên thế giới sản xuất thành công các thiết bị 5G và Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới làm chủ công nghệ hiện đại.

“Chúng ta có thể làm được những điều dường như là không thể”, ông Dũng khẳng định.

“Trước đây, Việt Nam luôn đứng sau các nước phát triển và học hỏi từ các nước phát triển mạng lõi như các nước thuộc nhóm G7 hay các nước phát triển mạng không lõi như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia. Nhưng tới nay, chúng ta đã gia nhập nhóm các quốc gia tạo ra công nghệ mới mang thương hiệu ‘Made in Vietnam”, ông nhận xét.

Ông Dũng tiếp tục khẳng định Việt Nam đã biến sự bất thường thành lợi thế. Đối với Viettel, công ty công nghệ không đi theo con đường thông thường mà quyết định chọn hướng đi mới vì hiểu rằng để phát triển và trở thành người dẫn đầu.

Về tương lai của công nghệ Việt Nam 5G, ông cho biết làm ra một sản phẩm đã khó, nhưng phát triển thị trường cho các sản phẩm đó còn khó hơn.

Viettel đã đề xuất chính phủ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sử dụng các sản phẩm viễn thông sản xuất tại Việt Nam.

Nếu không có thị trường, không sản phẩm nào phát triển được, đặc biệt là các sản phẩm về khoa học, công nghệ và các sản phẩm công nghệ cao.

Việc tạo thị trường cho các sản phẩm công nghệ cao, theo ông Dũng, là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp một phái đoàn của các nghị sĩ Hoa Kỳ ngày 20 tháng 1 vừa qua. Tại cuộc họp, Bộ trưởng đã yêu cầu phía Hoa Kỳ thảo luận với Việt Nam về việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho 5G và tiến hành kiểm định các thiết bị 5G do Việt Nam sản xuất có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ.

Ngô Tuấn
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán