Trang chủ»Kinh tế

Kinh tế

M&A tái cấu trúc thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Sau khi Tiki và Sendo hoàn thành thương vụ sáp nhập, thị trường thương mại điện tử sẽ được kiểm soát bởi ba “ông lớn” - Tiki-Sendo, Lazada và Shopee.

Cơ quan cạnh tranh và tiêu dùng Việt Nam (VCCA) xác nhận đã nhận được hồ sơ xin sáp nhập giữa Công ty cổ phần công nghệ Sendo (sendo.vn) và Công ty cổ phần Tiki. 



Ảnh: vietnamnet.vn

Tiki và Sendo, hai công ty Việt Nam kinh doanh trong thị trường thương mại điện tử, đang thực hiện những bước cuối cùng trong thương vụ M&A. Sau khi thỏa thuận hoàn tất, một công ty Việt Nam mới lớn mạnh hơn nhờ sáp nhập hứa hẹn trở thành đối thủ quan trọng của hai công ty có vốn đầu tư nước ngoài là Lazada và Shopee.

Các công ty thương mại điện tử Việt Nam gần đây đang phải chịu những khoản lỗ liên tục qua các năm, với tổng giá trị lên tới 12,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2018. Để tăng thị phần, các công ty nước ngoài vẫn đang tiếp tục đổ tiền vào các chương trình tiếp thị, cải thiện năng lực kho bãi và các chương trình khuyến mại cho khách hàng.

Rất nhiều công ty không có khả năng tồn tại trong thị trường này đã phải rời sân chơi hoặc thỏa thuận hợp nhất với các đối thủ, điển hình như robins.vn, zalora.vn, vuivui.com, adayroi.com và lotte.vn.

Theo ông Yoshihiro Ishawata, phó chủ tịch quỹ đầu tư SBI Venture Capital, sự cạnh tranh giữa 4 công ty kể trên sẽ rất khốc liệt. Các thỏa thuận M&A là điều tất yếu và sau cùng sẽ chỉ còn lại 2-3 công ty tồn tại và nắm quyền kiểm soát thị trường này.

Lazada và Shopee đều đang được hỗ trợ bởi các công ty lớn, đều là các tập đoàn công nghệ có khả năng tài chính mạnh mẽ.

Tiki và Sendo đều đang phải dựa vào các cổ đông Việt Nam và nước ngoài.

Tính đến nay, Lazada đã nhận được số vốn đầu tư với tổng trị giá lên tới 4 tỷ USD từ Alibaba (Trung Quốc), trong khi đó, SEA (Singapore) đã bơm gần 1,2 nghìn tỷ đồng, tương đương với 50 triệu USD cho Shopee Vietnam nhằm tăng vốn điều lệ.

Tiki cũng có được một lượng vốn đầu tư đáng kể từ các nhà đầu tư cả mới lẫn cũ, trong đó, VNG và JD.com vẫn là hai cổ đông lớn nhất.

Đối với Sendo, công ty này đã gọi vốn thành công hơn 61 triệu USD từ Series C từ cuối tháng 11 năm 2019. Các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm SBI, Beenext, Econtext Asia và Daiwa, hiện nắm giữ 61,1% cổ phần, trong khi FPT vẫn là cổ đông lớn nhất của Sendo.

Nhịp Cầu Đầu Tư trích dẫn nguồn tin cho biết Shopee năm ngoái đạt hơn 1 triệu đơn hàng mỗi ngày, tiếp theo sau lần lượt là Lazada với 700.000 đơn hàng mỗi ngày và Sendo.vn và Tiki.vn với 500.000-600.000 đơn hàng mỗi ngày.

Việc sáp nhập sẽ tốt cho thị trường, bởi Tiki và Sendo sau khi sáp nhập có thể hỗ trợ lẫn nhau nhằm tăng sức mạnh và khả năng cạnh tranh. Sendo có lợi thế ở khu vực nông thôn và ngoại ô, trong khi Tiki mạnh ở khu vực các thành thị lớn, ông Nguyễn Ngọc Dũng, phó chủ tịch của Vecom cho biết.

Trong khi đó, ông Đặng Đăng Trường của iPrice Vietnam cho biết mặc dù sáp nhập nhưng cả Tiki và Sendo vẫn sẽ tiếp tục vận hành theo cách riêng của mỗi công ty, nhưng cũng sẽ tiến hành mở rộng thị trường và thu hút đầu tư. Tiki và Sendo, sau khi sáp nhập, hứa hẹn khả năng gọi vốn lên tới 100 triệu USD.

Ngô Tuấn
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán