Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học

Ảnh hưởng của cảm xúc đối với quá trình học tập



Cảm xúc đóng vai trò quan trọng quá trình xử lý thông tin của học sinh. Sự ảnh hưởng này mở rộng từ trong lớp học cho đến các sinh hoạt của đời sống thường ngày. Trong lớp, nếu học sinh bị cảm xúc chi phối quá nhiều, các em sẽ cảm thấy khó khăn, đôi khi không thể lắng nghe và tiếp thu được những kiến thức mới từ bài học. Để tối đa hóa khả năng học tập, các nhà giáo dục học nên hiểu rõ những ảnh hưởng của cảm xúc đối với quá trình học tập.   

Cảm xúc ảnh hưởng đến khả năng suy luận

Theo tiến sĩ Robert Sylwester của trường Đại học Oregon, những tín hiệu trong não thường khiến chúng ta đưa ra các quyết định thiên về cảm xúc hơn là lý trí. Bởi vì xúc cảm có tác động mạnh mẽ như vậy nên những cảm xúc tiêu cực có thể khiến một cá nhân, thay vì nhận thấy sự cần thiết phải xử lý những thông tin mới một cách hợp lý thì họ lại tập trung theo đuổi những thứ thuộc về cảm xúc.

Các yếu tố của xúc cảm

Cảm xúc chỉ ra nhiều yếu tố khác nhau. Cảm xúc là tập hợp các phản ứng của con người trước các nhu cầu về sinh học, tâm lý và hành vi. Để hiểu được tác động của cảm xúc đối với quá trình học tập, cần hiểu được cảm xúc phát triển như thế nào. Ví dụ như trong lớp học, nếu học sinh cảm thấy không an toàn, các nhu cầu không được đáp ứng có thể sẽ khiến trẻ phản ứng bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như không chịu học hoặc làm gián đoạn bài giảng.

Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực

Cảm xúc tiêu cực có thể gây ra cảm giác sợ hãi, lo lắng, căng thẳng hay tức giận. Chúng có thể khiến trẻ hoàn toàn không chịu học, hoặc cư xử không đúng mực hay thậm chí là gây nguy hiểm cho bạn bè. Nếu bị quá khích, trẻ cũng sẽ cảm thấy khó khăn để tiếp thu bài học. Ngược lại, những cảm xúc tích cực sẽ giúp trẻ học tập tốt hơn. Ví dụ, một đứa trẻ nhiệt tình và cảm thấy vui vẻ sẽ có khả năng nhớ bài lâu hơn.

Môi trường học tập tốt nhất

Để tạo ra những cảm xúc tích cực giúp trẻ tiếp thu thông tin tốt hơn, bạn phải thiết lập môi trường học tập thuận lợi cho trẻ. Môi trường này phải yên tĩnh, nhưng cũng phải có các tác nhân kích thích thị giác và xúc giác. Vì các tác nhân này sẽ kích thích các bộ phận khác nhau của não bộ hoạt động, giúp trẻ kết nối với thông tin chính xác hơn. Không nên học liên tục, trẻ cần những khoảng thời gian nghỉ giữa giờ để không cảm thấy bị quá tải. Những yếu tố về mặt sinh học như nhiệt độ, tư thế ngồi học cũng góp phần đáng kể để tạo ra môi trường học tập lý tưởng.

Mỹ Hằng
Theo ehow.com

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán