Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học

Cách dạy con không cần dùng đến hình phạt

Thực tế nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc trừng phạt trẻ em chỉ khiến cho cách cư xử của chúng thêm xấu đi. Khi bị phạt, trẻ sẽ trở nên giận dữ và cố phòng thủ. Chúng sẽ nhanh chóng quên đi hành vi sai trái của mình và thậm chí là chỉ nhớ cảm giác tồi tệ khi bị phạt trong nhiều tuần liền. Sự trừng phạt thực chất không giúp chúng ta kết nối với trẻ, vì vậy cũng không tạo được nhiều ảnh hưởng. Tệ hơn nữa là nó làm giảm chỉ số IQ vì những đứa trẻ không thật sự cảm thấy an toàn sẽ không thể thoải mái học tập được. Sự trừng phạt không bao giờ là một giải pháp hiệu quả để giúp trẻ sống có tinh thần trách nhiệm, biết thận trọng và cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống.



Thay vào đó, nếu chúng ta có thể bình tĩnh và biết đặt ra các giới hạn cho trẻ thì chúng sẽ học hỏi được nhiều điều từ cuộc sống. Chúng sẽ không phản kháng và nhìn thấy được sự ảnh hưởng của mình đối với những người xung quanh, từ đó biết sống có trách nhiệm hơn. Nếu bạn biết kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân thì ắt hẳn con của bạn cũng sẽ học được cách làm tương tự để tự điều chỉnh hành vi. Vì khi đó, trẻ sẽ có niềm đam mê và động lực để khám phá bản thân.

Vậy chúng ta có thể làm gì để dạy dỗ trẻ mà không phải dùng đến các hình phạt?

1. Kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân

Hãy là tấm gương. Đừng hành động khi bạn đang cảm thấy khó chịu. Thay vào đó, hãy hít thở thật sâu và đợi đến khi bản thân bình tĩnh lại trước khi giải quyết vấn đề. Đừng bốc đồng mà trừng phạt trẻ ngay, điều đó chỉ làm phản tác dụng.

2. Tôn trọng cảm xúc

Hãy thể hiện cảm xúc với tư cách là một người trưởng thành, ân cần và biết chấp nhận hoàn cảnh chứ không kêu ca hay than phiền. Điều này sẽ giúp trẻ học được cách tự làm dịu bản thân và dần dần cũng sẽ kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Đừng cố tranh luận với con khi bạn đang ở trong “cơn bão” của cảm xúc. Trẻ sẽ cảm thấy khá hơn và trở nên gần gũi hơn với bạn rất nhiều khi bạn giải thích cho chúng hiểu tại sao bạn đã không nói “con im đi” (vì sẽ làm tổn thương đến tình cảm của trẻ) hay là nói dối (vì sự lừa dối sẽ cắt đứt sợi dây vô hình kết nối mọi người lại với nhau).

3. Ghi nhớ cách học hỏi của trẻ

Ví dụ như việc đánh răng chẳng hạn. Ngay khi trẻ còn nhỏ, hãy cho trẻ thấy cách bạn đánh răng của chính mình, bằng cách nào đó hãy cố gắng làm cho trẻ cảm thấy việc đánh răng hàng ngày thật thú vị, từ từ chúng sẽ tự mình làm lấy công việc này.  Nguyên tắc cũng tương tự đối với việc nói lời “cảm ơn”, giữ gìn đồ dùng cá nhân, làm bài tập về nhà hay bất cứ việc gì mà bạn muốn trẻ tự làm. 

4. Đặt ra các giới hạn

Hãy đặt ra các giới hạn cho trẻ bằng sự cảm thông, thấu hiểu. Tất nhiên là bạn cần phải kiên định với một vài quy tắc nhưng vẫn có thể thừa nhận cách suy nghĩ của trẻ. Khi trẻ cảm thấy là mình được cảm thông, chúng cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc chấp nhận các giới hạn mà bạn đặt ra.

5. Hãy nhớ rằng tất cả những “hành vi sai trái” đều chỉ là biểu hiện của một nhu cầu chính đáng

Trẻ con cũng có cái lý của riêng chúng, thậm chí khi bạn cho rằng đó là một lý do không chính đáng. Có phải trẻ cần thêm thời gian để ngủ? Cần thêm thời gian để ở bên cạnh bạn? Cần thêm thời gian để nghỉ ngơi? Muốn được khóc? Muốn được giải tỏa những cảm xúc khó chịu bấy lâu nay? Hãy giải quyết những nhu cầu cơ bản của trẻ trước để loại bỏ những hành vi sai trái có thể do nguyên nhân này gây ra.

6. Nói YES

Trẻ sẽ sẵn sàng làm hầu hết những gì bạn muốn nếu chúng ta biết yêu cầu bằng một trái tim yêu thương. Hãy tìm cách nói YES thay vì NO. “YES, mẹ rất yêu thương con! YES, bố thật may mắn khi được làm bố của con!...Trẻ sẽ hồi đáp lại ngay tình cảm chân thành của bạn.

7. Mỗi ngày, dành một khoảng thời gian đặc biệt để ở bên cạnh trẻ

Tắt điện thoại, tắt máy tính và nói với con rằng “Mẹ sẽ là của riêng con trong vòng 20 phút, chúng ta sẽ làm gì nào?” và hãy nghe theo sự chỉ dẫn của con. Thế giới này đầy rẫy những thách thức đối với trẻ, vì vậy hãy để trẻ được làm người chiến thắng dù chỉ trong vòng 20 phút. Tiếng cười sẽ giúp xua tan nỗi sợ hãi và giận dữ, vì vậy hãy cùng chơi, cùng cười và cùng thơ ngây với con nhé. Hãy để trẻ được nói ra hết những suy nghĩ trong đầu, được la hét hoặc được khóc một cách thoải mái. Bạn chỉ cần biết chấp nhận tất cả những cảm xúc này của chúng. Trẻ sẽ biết rằng chúng có thể nhờ những khoảng thời gian đặc biệt như thế này để bày tỏ hết cảm xúc của mình.

8. Tha thứ cho chính mình

Bạn sẽ không thể trở thành những bậc phụ huynh biết truyền cảm hứng nếu không cảm thấy không tốt về chính mình. Vì vậy, con cái của bạn cũng khó mà hành động “đúng” nếu chúng cũng cảm thấy bản thân mình thật tệ.

9. Cho trẻ một cái ôm thật chặt

Khi gặp thất bại, bạn hãy cho chính mình cũng như cho trẻ một cái ôm thật chặt.
Bạn có tin không? Hãy thử hành động ngay và xem là mình có thể tạo nên phép lạ gì nhé.

Mỹ Hằng
Theo ahaparenting.com

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán