Trang chủ»Kinh tế»Những vấn đề kinh tế

Những vấn đề kinh tế

GDP & Liên minh châu Âu

Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu đã dẫn đến suy thoái trầm trọng ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Mỹ trong năm 2009. GDP của EU năm 2008 giảm đáng kể, dẫn đến GDP trong năm 2009 giảm 4,4%. Sự hồi phục của EU năm 2010 làm tăng GDP lên 2,1% và 1,7% trong năm 2011. Sau đó, GDP đã giảm 0,5% trong năm 2012, năm 2013 (0,2%), năm 2014 (1,6%) và năm 2015 (2,2%). Trong khu vực đồng euro, tỷ lệ GDP giống với tỷ lệ của EU đến năm 2010, tăng trưởng trong năm 2011 giảm nhẹ (1,5%) và sự suy giảm trong năm 2012 là (-0,9%), năm 2013 (-0,3%). Trong năm 2014 và 2015, tăng trưởng GDP thực trong khu vực đồng euro yếu hơn so với EU.



Tăng trưởng GDP thực rất khác nhau giữa các nước thành viên EU. Năm 2009, GDP tất cả các nước thành viên EU đều giảm, ngoại trừ Ba Lan. Tăng trưởng kinh tế được khôi phục ở 23 nước EU năm 2010 và 2011, năm 2013 là 17 nước, năm 2014 là 25 nước và năm 2015 là 27 nước (riêng Hy Lạp giảm 0,2% vào năm 2015 sau khi tăng 0,4% vào năm 2014). Mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2016 được ghi nhận là Ireland (5,2%) và Malta (5%), trong khi tỷ lệ thấp nhất là 0,9% ở Ý, 1,2% ở Pháp và Bỉ, 0% ở Hy Lạp. Ba Lan ghi nhận mức thay đổi tích cực ổn định trong khi Đan Mạch, Đức, Estonia, Pháp, Lithuania, Malta, Áo, Slovakia và Anh Quốc thay đổi liên tục từ năm 2009 - 2016. Tốc độ tăng trưởng trung bình từ 2006 - 2015 của EU là 0,7%/năm và khu vực đồng euro là 0,5%/năm. Malta tăng trưởng cao nhất từ năm 2006 đến 2016 (3,7%), tiếp theo là Ba Lan (3,5%), Ireland (3,4%) và Slovakia (3,1%). Ngược lại, GDP trong giai đoạn 2006 - 2016 ở Hy Lạp, Ý, Croatia và Bồ Đào Nha là tiêu cực.

Năm 2016, GDP ở EU đạt 14,8 nghìn tỷ PPS (purchasing power standards - chỉ số sức mua). Khu vực đồng euro chiếm 70,6% GDP của EU trong năm 2016, giảm so với năm 2006 và 2007 là 7,3%. Trong năm 2016, các nền kinh tế lớn nhất thuộc thành viên EU (Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha) chiếm 67,1% GDP của EU, thấp hơn 2% so với năm 2006. GDP bình quân đầu người là quy mô của một nền kinh tế về dân số. GDP bình quân đầu người hiện tại của EU năm 2016 là 29 nghìn EUR/năm, so với năm 2010 là 26,9 nghìn EUR/năm. Để so sánh GDP bình quân đầu người giữa các nước thành viên EU được thể hiện trong PPS cần phải được điều chỉnh bởi sự khác biệt về mức giá giữa các quốc gia, vị thế tương đối của từng quốc gia được thể hiện qua so sánh với mức trung bình của EU. Cao nhất trong số các nước thành viên EU là Luxembourg, nơi GDP bình quân đầu người trong PPS cao hơn 2,7 lần so với mức trung bình của EU vào năm 2016. Mặc dù các số liệu PPS về nguyên tắc sẽ được sử dụng, so sánh xuyên quốc gia trong một năm, nhưng hầu hết các quốc gia thành viên gia nhập EU trong các năm 2004, 2007 hoặc 2013 đã chuyển từ vị trí dưới mức trung bình EU năm 2006 thành mức trung bình của EU vào năm 2016.



Thành viên Hội đồng châu Âu

Giá trị gia tăng của EU năm 2016 là 19,1% (năm 2006 là 19%) các ngành hành chính công, giáo dục và y tế tăng từ 0,8% lên 19% năm 2016, kinh doanh bất động sản (11,2%), khoa học, kỹ thuật, hành chính và hỗ trợ dịch vụ (11%), xây dựng (5,3%), dịch vụ tài chính và bảo hiểm (5,1%), dịch vụ thông tin và truyền thông (5,0%), nông - lâm - ngư nghiệp (1,5%). Như vậy, ngành dịch vụ đóng góp 73,9% tổng giá trị gia tăng của EU vào năm 2016 (71,8% trong năm 2006), đặc biệt cao ở Luxembourg, Cyprus, Malta, Hy Lạp, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha và Đan Mạch, nơi chiếm 3/4 tổng giá trị gia tăng, trong khi ở Cộng hòa Séc và Ireland là dưới 3/5. Tiêu dùng của người dân EU tăng khoảng 8,4% trong giai đoạn 2006-2016. Chi tiêu tiêu dùng của chính phủ tăng 12,2% từ năm 2006-2016. Trong giai đoạn này, sự hình thành vốn đầu tư khá biến động, năm 2007 tăng mạnh và giảm nhanh chóng trong năm 2009. Tăng trưởng xuất khẩu hơn nhập khẩu trong giai đoạn 2006-2016, xuất khẩu tăng 34,2% trong khi nhập khẩu là 28,4%. Chỉ số tiêu dùng của các hộ gia đình năm 2010 tăng 0,8%, năm 2011 (0,1%), năm 2012 (-0,5%) và năm 2013 (-0,1%). Trong năm 2014, 2015 và 2016, chi tiêu này tăng 1,2%, 2,1% và 2,3%. Chi tiêu của chính phủ EU giảm từ -0,1% đến 0,4% trong giai đoạn 2011-2013 trước khi quay trở lại mức tăng trưởng mạnh hơn vào năm 2014 (1%), năm 2015 (1,4%) và năm 2016 (1,7%).

Chỉ số tiêu dùng của các hộ gia đình và các tổ chức phi lợi nhuận đóng góp 56% GDP của EU năm 2016. Trong số các nước thành viên EU, sự khác biệt về đầu tư dẫn đến phát triển kinh tế và tăng trưởng là khác nhau. Năm 2016, GDP là 19,7% ở EU và 20,1% ở khu vực đồng euro, Ireland (29,3%), Cộng hòa Séc (24,6%), Thụy Điển (24,1%) và Malta (23,4%), Bồ Đào Nha (14,9%) và Hy Lạp (11,4%). Phần lớn các khoản đầu tư do khu vực tư nhân thực hiện chiếm 17% GDP của EU, trong khi đầu tư khu vực công là 2,9%. Hungary và Bulgaria có đầu tư công lớn nhất (6,6%), đầu tư của khu vực kinh doanh Thụy Điển (16,8%) và Ireland (16,7%), Đức (6,2%). GDP của EU về thu nhập phụ thuộc vào sản xuất là 47,5% năm 2016. Tỷ trọng trong tổng thu nhập và các khoản thu khác là 40,7% GDP, trong khi đó thuế đánh vào sản xuất và nhập khẩu ít hơn thu nhập là 11,9% trong EU - Ireland (31,3%), Hy Lạp (33,4%), Rumani (34,2%), và cao nhất 52,6% là Đan Mạch. Chỉ số tiêu dùng của các hộ gia đình chiếm 1/2 GDP của EU vào năm 2016, cao nhất là Cyprus (68,7%), Hy Lạp (67,8%), Litva (64,8%) và Bồ Đào Nha (63,8%), thấp nhất là Luxembourg (27,8%). Chi tiêu bình quân của hộ gia đình tính theo đầu người (được điều chỉnh sự khác biệt về mức giá) tương đối cao vào năm 2016, Anh Quốc (PPS 19 300), Áo (PPS 18 800) và Đức (PPS 18 700) trong khi Croatia, Hungary và Bulgaria nhỏ hơn PPS 10 000. Chi tiêu tiêu dùng trung bình trên đầu người theo đồng euro trong các năm 2011-2016 cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là các quốc gia Baltic và Rumani. Sự sụt giảm lớn nhất là ở Hy Lạp, giảm bình quân 1,4%/năm trong giai đoạn này và giảm ít hơn 1%/năm đối với Italy, Áo, Cyprus, Slovenia và Hà Lan.



Ông Mario Draghi - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu

GDP bình quân đầu người là một chỉ số kinh tế về mức sống. Dữ liệu GDP bằng tiền tệ quốc gia có thể được chuyển đổi thành các tiêu chuẩn sức mua (PPS) bằng cách sử dụng sức mua tương đương (Purchasing power parities - PPPs) phản ánh sức mua của từng loại tiền tệ hơn là sử dụng tỷ giá thị trường. Theo cách này sự khác biệt về mức giá giữa các quốc gia sẽ bị loại bỏ. GDP bình quân đầu người trong PPS được thể hiện bằng mức trung bình của EU là 100. Chỉ số này được sử dụng để so sánh giữa các nước chứ không so sánh thời gian. Việc tính toán tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm sử dụng các chỉ số khối liên kết và thay đổi thực tế nhằm cho phép so sánh sự năng động phát triển kinh tế theo thời gian giữa các nền kinh tế với các quy mô khác nhau, không phân biệt mức giá.

Một trong những mục đích chính của dữ liệu tài khoản quốc gia liên quan đến sự hỗ trợ và quyết định về chính sách kinh tế của châu Âu nhằm đạt được mục tiêu kinh tế và tiền tệ (Economic and Monetary Union - EMU) với các số liệu thống kê ngắn hạn cho phép theo dõi sự phát triển kinh tế vĩ mô và nguồn gốc của chính sách kinh tế vĩ mô. Kể từ khi bắt đầu EMU vào năm 1999, Ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central Bank - ECB) sử dụng tài khoản quốc gia trong EU, ECB đánh giá rủi ro đối với sự ổn định về giá dựa trên phân tích kinh tế và tiền tệ. Một số lượng lớn các chỉ số tài chính và tiền tệ được đánh giá liên quan đến các dữ liệu khác cho phép kết hợp phân tích tiền tệ, tài chính và kinh tế. Hàng năm, Ủy ban châu Âu tiến hành phân tích chi tiết, kế hoạch ngân sách, kinh tế vĩ mô, cơ cấu của các nước thành viên EU và đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho từng quốc gia trong 12 - 18 tháng tiếp theo.

ECB đưa ra các dự báo kinh tế vĩ mô của Ủy ban châu Âu 3 lần/năm (mùa đông, mùa xuân và mùa thu). Các dự báo bao gồm tất cả các nước thành viên EU để đưa ra dự báo cho khu vực đồng euro và EU, triển vọng cho các nước ứng cử viên và một số nước không phải là thành viên. Điều này khuyến khích tăng trưởng và nhiều việc làm hơn là một ưu tiên chiến lược cho các quốc gia thành viên, và là một phần của chiến lược cho năm 2020 của châu Âu. Để hỗ trợ và ưu tiên chiến lược này, các chính sách chung được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế EU trong khi các quốc gia thành viên thực hiện cải cách cơ cấu quốc gia.

Tài khoản quốc gia cũng được sử dụng để xác định các nguồn lực của EU với các quy tắc cơ bản được đưa ra trong quyết định của Hội đồng. Tổng ngân sách cần thiết để tài trợ cho ngân sách EU được xác định bằng tổng chi phí trừ đi các khoản thu nhập khác từ các nguồn lực của chính phủ liên quan đến tổng thu nhập quốc gia của EU. Được sử dụng để xác định đóng góp ngân sách trong EU, dữ liệu tài khoản quốc gia cũng được sử dụng để xác định đóng góp cho các tổ chức quốc tế khác như Liên Hiệp Quốc dựa trên tổng thu nhập quốc gia cùng với nhiều điều chỉnh và giới hạn khác nhau.

Sung Tích
(Tổng hợp)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán