Trang chủ»Toàn cảnh thế giới»Toàn cảnh Việt Nam

Toàn cảnh Việt Nam

Đổi mới đề thi Ngữ văn lớp 10

Đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập sắp tới tại TP.HCM sẽ có nhiều đổi mới mang tính đột phá.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa công bố cấu trúc đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015-2016 theo định hướng đổi mới. Cụ thể, học sinh sẽ làm bài thi trên giấy với thời gian 120 phút. Trong đó, yêu cầu về nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp từ 20% - 30% và yêu cầu vận dụng cao từ 70% - 80% trên tổng số điểm của bài thi.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết không phải năm học 2015-2016, TP mới đổi mới cách ra đề. Trước đó, Sở đã tiên phong thực hiện đề thi theo hướng đổi mới, được các địa phương khác hoan nghênh. Đề thi sẽ đánh giá đúng tư duy, năng lực của học sinh.

Năm học 2015-2016, đề thi Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10 sẽ thực hiện theo định hướng: Phần đọc - hiểu (3 điểm) yêu cầu trả lời các câu hỏi tự luận ngắn về văn bản đã học trong sách giáo khoa hoặc văn bản ngoài sách giáo khoa có chủ đề tương tự, phù hợp; trả lời các câu hỏi tự luận ngắn về tiếng Việt; giải bài tập tiếng Việt theo yêu cầu. Mục đích của phần này là đánh giá khả năng ghi nhớ, nhận biết, tái hiện và vận dụng các đơn vị kiến thức cơ bản, cần thiết, nền tảng đã học về văn học và tiếng Việt; đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp để đọc hiểu, tiếp nhận văn bản. 



Học sinh dự thi vào lớp 10 năm 2014 - Ảnh: Tấn Thạnh

Phần đọc - hiểu cũng có thể yêu cầu học sinh tìm, đặt một nhan đề mới; hoàn thành văn bản với một kết thúc mới; sáng tạo cách dùng từ, đặt câu mới; đề ra phương pháp, cách đọc hiểu và vận dụng kiến thức mới. Mục đích là đánh giá năng lực tư duy sáng tạo, tư duy phản biện; đánh giá khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng từ nhiều lĩnh vực, môn học để giải quyết một tình huống đặt ra.

Ở phần tạo lập văn bản 7 điểm, trong đó nghị luận xã hội 3 điểm và nghị luận văn học 4 điểm. Hình thức nội dung, đánh giá của phần này là viết bài nghị luận xã hội ngắn về một tư tưởng đạo lý hoặc hiện tượng đời sống gần gũi, phù hợp với lứa tuổi; viết bài nghị luận văn học về văn bản thơ hoặc truyện đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Từ đó, có những yêu cầu vận dụng cao như: So sánh, liên hệ với văn bản trong và ngoài sách giáo khoa có chủ đề, thể loại tương tự; rút ra các vấn đề mang tính khái quát về nội dung và hình thức văn học; vận dụng kiến thức để giải quyết một tình huống cụ thể trong đời sống…

Theo ĐẶNG TRINH
(Người Lao Động)

[1]2345  

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán