Trang chủ»Văn học - Nghệ thuật»Mỹ thuật (kiến trúc)

Mỹ thuật (kiến trúc)

Shard London Bridge - nhà chọc trời cao nhất Liên minh Châu Âu



Ảnh: Dave Catchpole

Shard London Bridge là ngôi nhà chọc trời cao nhất của Liên minh Châu Âu. Tọa lạc bên bờ sông Thames, London, tòa nhà có chiều cao gần bằng với Tháp Ngân hàng Mỹ của Los Angeles. Kiến trúc sư người Ý, Renzo Piano, đã lấy cảm hứng từ các cột buồm và ngọn tháp nhà thờ để thiết kế nên phần đỉnh của tòa nhà lạ mắt này.



Ảnh: brionv

Bên cạnh đó, London là địa điểm lý tưởng để xây dựng tòa nhà Shard. Theo tờ nhật báo Los Angeles Times, sự cải tiến các quy chuẩn xây dựng trong thập niên 1960 đã giúp cho những công trình nhà chọc trời trở nên khả thi. Ngoài ra, trạm giao thông bên cạnh tòa nhà cũng là một yếu tố thuận lợi. Hơn thế nữa, sự ổn định về văn hóa và chính trị của London càng khiến các nhà đầu tư yên tâm chọn thành phố này là nơi xây dựng tòa nhà Shard.



Ảnh: Brian Adamson

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một vài ý kiến trái chiều, một phần là do Shard được tài trợ bởi các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là Qatar. Một bài xã luận đã bày tỏ sự thất vọng khi những người phản đối đã không thể trì hoãn việc xây dựng tòa nhà và cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chăm chăm thu lợi từ tòa nhà. Một ý kiến khác thể hiện sự ác cảm kỳ quặc với kiến trúc cao ốc.



Ảnh: Karen Roe

Sau khi tổng hợp những ý kiến trên, biên tập viên Rob Lyons đã lên tiếng phản đối bằng cách chỉ ra những lợi ích mà London có thể thu được từ tòa nhà này. Chỉ với một khoản phí nhỏ, người dân đã có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh London từ tòa nhà. Không chỉ vậy, mọi người còn có thể ngắm nhìn tuyệt tác cao nhất của Liên minh Châu Âu mà không cần phải tốn bất kỳ một chi phí nào.



Ảnh: jacme31

Việc chống đối các chủ ngân hàng đầu tư ngoại quốc là đi theo vết xe đổ của các thập kỷ trước. Một bài báo của tờ Boca Raton News từ những thập niên 80 cũng đã phê phán việc Mỹ lo ngại sự đầu tư bất động sản của Nhật. Bài báo quy sự lo ngại này là do tính bài ngoại trước khi nhắc về lúc những người phương Tây thu mua tài sản của Mỹ.

Một bản báo cáo vào đầu những năm 1990 cũng để cập đến lần đầu tư của Nhật và cả những hậu quả của việc cô lập về kinh tế của Mỹ. Vào thời điểm đó, người Mỹ sở hữu 97% bất động sản của Mỹ. Người Hà Lan, Canada và Anh là những người chi trả nhiều nhất cho bất động sản của Mỹ. Thật không may, việc quảng cáo tiêu cực đã khiến cho các nhà tài phiệt Nhật bớt chú ý vào New York mà hướng sự đầu tư ra ngoài nước Mỹ.



Ảnh: Nathan Meijer

Bài học lịch sử của Mỹ đã hướng thế hệ ngày nay đến sự lựa chọn khôn ngoan hơn. Việc hợp tác quốc tế mở ra nhiều cơ hội cho nhiều dự án mới hơn là đem lại khoảng phí khổng lồ như khi bài trừ ngoại quốc.

Nhờ sự ổn định và khả năng chịu đựng, Anh đã thu hút các nhà đầu tư của Shard xây dựng tòa nhà này ở London. Với đội ngũ công nhân lành nghề đã xây dựng hoàn tất cao ốc Shard, người Anh hoàn toàn có thể tự hào về các nước bạn đã giúp đầu tư xây dựng nên Shard cũng như tự hào về các chính sách giúp thực thi dự án này thành công.

Sơn Dương
Theo Environmental Graffiti

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán