Trang chủ»Nhân vật - Sự kiện

Nhân vật - Sự kiện

Alan Turing - Nhà giải mã thiên tài đồng tính

Cái chết vào năm 1954 của Alan Turing có phải là một cú sốc đối với người Anh? Riêng đối với bạn bè ông, đó là một vết thương mà ngay cả sau nhiều thập kỷ vẫn còn khó lành.

Tuy nhiên, với công chúng thì hầu như không biết nhiều về cái chết của ông. Ông không phải là biểu tượng trong buổi đầu của thời đại công nghiệp máy tính.

Nhưng trong toán học thuần túy, tên ông không bao giờ bị lãng quên. Bức tranh tổng thể về ông là một hình mẫu về lý thuyết thuần túy.



Tiếp cận khiêm tốn

Hầu hết các câu chuyện viết về bản thân, Turing chỉ cho phép được viết một cách khiêm tốn.

Không có nhiều thông tin về Turing ngoài những thông tin được ghi lại ngắn gọn trên một số tờ báo đầu tiên về máy tính của Anh và hai lần phát biểu trên đài phát thanh BBC. Ông cũng không bao giờ tự đặt mình ở vị trí tiên phong như là người đã khai sinh ra máy tính phổ quát trong năm 1936 và làm cho nó trở nên thực tiễn 10 năm sau đó.

Và, dường như chưa có bất kỳ ai hỏi ông vấn đề này trừ một phóng viên đã phỏng vấn ông vào ngày 26/12/1946.

Turing đã được ghi nhận là người "quá khiêm tốn" về năng lực của mình và được đặt cho biệt danh là người "chỉ có công việc".

Nhưng trên tất cả, có một điều mà không ai muốn biết. Đó là Turing đã bị bắt ngày 7/2/1952 vì quan hệ với một người đàn ông trẻ ở Manchester. Ông bị buộc tiêm kích thích tố nữ để giảm nhu cầu tình dục.

Cho đến những năm 1970, thông tin này hoàn toàn chưa được xác nhận và chỉ lưu hành như tin đồn. Điều này có nghĩa là có một đám mây đen lơ lửng trên uy tín khoa học của ông.

Năm 1973, Mặt trận giải phóng người đồng tính đã phá vỡ sự im lặng này khi xuất bản một báo cáo ngắn gọn về chuyện đã xảy ra như một minh họa cho những gì ông phải chịu đựng từ pháp luật và y học. Tuy nhiên, điều này ít nhận được quan tâm.

Không xấu hổ vì là người đồng tính



Turing bị tiêm stilboestrol - một dạng estrogen tổng hợp

Trong thời gian này, hầu hết những ai đã nghe tin đồn về cái chết của ông đều giả định đây là vụ tự tử khi bị phát hiện là người đồng tính và cảm thấy xấu hổ.

Thực ra, cái chết của ông xảy ra hơn hai năm sau khi ông bị bắt. Và ông đã cho thấy sự thách thức chứ không phải xấu hổ. Ông đã từng nói với cảnh sát rằng "Ủy ban Hoàng gia cần ngồi lại để hợp pháp hóa vấn đề này."

Tuy nhiên, giống như những người đàn ông đồng tính khác, Turing đặc biệt không may mắn. Khoảng năm 1948, ông quyết định sống tích cực hơn khi thừ nhận người đồng tính thì cũng là lúc xã hội thay đổi phản ứng từ im lặng chuyển sang đàn áp người đồng tính.

Điều mà không bạn bè nào của ông biết là vào năm 1954 ông được xem là hình mẫu khoa học cho hoạt động "bẻ khóa mật mã" trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Sau năm 1952, Turing đã phải ngưng làm việc cho Cơ quan tình báo thông tin Anh (GCHQ), và những gì ông gọi là một "cuộc khủng hoảng" vào năm 1953 dường như có liên quan đến việc ông bị giám sát chặt chẽ. Đó là lý do rất đặc biệt và bí mật khiến cho cuộc sống của ông vào năm 1954 có vẻ như không thể chịu đựng hơn được nữa.

Từ những năm 1970, tất cả mọi thứ đã thay đổi

Đồng tính luyến ái bị coi là phạm pháp cho đến năm 1967. Câu chuyện về ông đã được công khai sau năm 1974 và Alan Turing trở nên nổi tiếng vì ông không chỉ là một thiên tài của lý thuyết mật mã mà còn là người có trách nhiệm cho cuộc chiến tàu U-boat.

Ngày nay, máy tính không còn là một thứ xa vời mà đã trở thành trung tâm của liên lạc cá nhân. Như vậy, nó rất gần với khái niệm máy Turing phổ quát - giải quyết mọi nhiệm vụ và luôn liên quan đến khả năng của trí óc con người.

Sau khi chết, Turing đã trở thành một biểu tượng hiện đại

Alan Turing uống cyanide, nhưng lại để một quả táo bên giường của mình. Turing biết quả táo là biểu tượng của cái chết trong câu chuyện Bạch Tuyết. Câu chuyện về cuộc đời ông là một bi kịch, nhưng phần cuối lại như một phần của phim hài mà ông đã cố gắng tận hưởng.

Sơn Ca
Theo www.bbc.com
Ảnh: Internet

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán