Trang chủ»Kinh tế»Những vấn đề kinh tế

Những vấn đề kinh tế

Kinh tế Australia và các quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư Trách nhiệm xã hội (Socially responsible investment - SRI) đã phát triển nhanh trong những năm gần đây khi các nhà đầu tư ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, xã hội, quản trị (environmental, social, governance - ESG) và các vấn đề đạo đức trong đầu tư.

Ngoài việc nghiên cứu những rủi ro tài chính, các nhà đầu tư ngày càng sử dụng ESG và các yếu tố đạo đức trong việc xem xét giá trị đầu tư dài hạn. Theo Hiệp hội Đầu tư Bền vững Toàn cầu (The Global Sustainable Investment Alliance - GSIA), từ năm 2014 đến 2016 SRI đã đầu tư 23 nghìn tỷ USD ở Úc, New Zealand, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong hầu hết các thị trường được nêu bật trong báo cáo của GSIA, đầu tư của SRI đã tăng mạnh trong những năm gần đây. SRI giờ đây là thị trường quỹ quản lý chuyên nghiệp không chỉ ở châu Âu và Úc mà còn ở Mỹ và Canada, chiếm từ 22% đến 38%.



  • Tại châu Âu, SRI tăng 12% từ năm 2014 đến năm 2016 đạt 12 nghìn tỷ USD, đây là thị trường lớn nhất đáp ứng các yêu cầu của SRI.
  • SRI của Hoa Kỳ tăng lên khoảng 8,7 nghìn tỷ USD, thị trường SRI của Canada tăng 49% đạt 1,1 nghìn tỷ USD từ 729 tỷ USD năm 2012 - 2014.
  • SRI của Úc và New Zealand tăng lên 516 tỷ USD năm 2016 từ 148 tỷ USD năm 2014. Tổng đầu tư SRI ở Úc và New Zealand lớn gần bằng SRI của châu Á là 526 tỷ USD vào năm 2016.
  • Nhật Bản đã có tốc độ tăng trưởng vượt trội với 7 tỷ USD năm 2014 và tăng lên 474 tỷ USD năm 2016.
  • Các thị trường châu Á khác đã tăng 16% đạt 52 tỷ USD từ SRI trong 2 năm. Các thị trường lớn nhất là: Malaysia (30%), Hồng Kông (26%), Hàn Quốc (14%), Trung Quốc (14%), Ấn Độ (104%) và Pakistan (50%). 

Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Australia đã tăng gần 5% lên 330 tỷ AUD năm 2016, trong khi nhập khẩu giảm 3% trong năm 2015 là 342 tỷ AUD. Thương mại hai chiều của Úc với thế giới tăng 0,7%/năm lên 673 tỷ AUD năm 2016, chiếm khoảng 40% GDP (tăng từ 32% vào năm 1990). Thương mại hai chiều với Trung Quốc (Hồng Kông và Đài Loan) tăng 4% (185 tỷ AUD) và Ấn Độ tăng 5% (21 tỷ AUD) năm 2016. Thương mại hai chiều với các thị trường châu Âu cũng tăng.



Năm 2016, khu vực châu Á chiếm 62% thương mại hai chiều của Australia với đà tăng trưởng 5,6%/năm trong thập kỷ qua. Thương mại với châu Á tăng 175 tỷ AUD trong 10 năm qua. Tỷ lệ cổ phần của châu Âu và Mỹ đã giảm xuống 28% từ 33% năm 2016 nhưng giá trị thương mại hai chiều vẫn tăng gần 48 tỷ AUD. 12 trong 15 thị trường lớn nhất của Úc hiện đang nằm trong khu vực châu Á với tổng giá trị thương mại khoảng 410 tỷ AUD và tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á đang phát triển nhanh.

Năm đối tác thương mại hai chiều hàng đầu của Úc vào năm 2016 (chiếm 51% tổng giá trị thương mại của Úc) là: Trung Quốc đạt 155 tỷ AUD (tăng 4% so với năm 2016, chiếm 23,1% tổng giá trị thương mại); Hoa Kỳ đạt 64 tỷ AUD (giảm 8% so với năm 2016, chiếm 9,6 % tổng giá trị thương mại); Nhật Bản đạt 61 tỷ AUD (giảm 6% so với năm 2016, chiếm 9,1% tổng giá trị thương mại); Hàn Quốc là 32 tỷ AUD (giảm 11% so với năm 2016, chiếm 4,8% tổng giá trị thương mại); Vương quốc Anh đạt 29 tỷ AUD (tăng 25% so với năm 2016, chiếm 4,3% tổng giá trị thương mại). Anh Quốc vượt qua New Zealand và Singapore trở thành đối tác thương mại hai chiều lớn thứ 5 của Úc.

Năm mặt hàng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Úc (chiếm 47% tổng giá trị xuất khẩu của Úc) là: Quặng sắt và tinh quặng sắt đạt 54 tỷ AUD (tăng 9,4%), chiếm 16,3% tổng giá trị xuất khẩu; Than đạt 42 tỷ AUD (tăng 14,3%), chiếm 12,8% tổng giá trị xuất khẩu; Dịch vụ du lịch và giáo dục đạt 22 tỷ AUD (tăng 17,7%), chiếm 6,7% tổng giá trị xuất khẩu; Vàng đạt 19 tỷ AUD (tăng 30%), chiếm 5,7% tổng giá trị xuất khẩu; Khí thiên nhiên đạt 18 tỷ AUD (tăng 8,9%), chiếm 5,4% tổng giá trị xuất khẩu.

Năm mặt hàng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Úc (chiếm ¼ tổng giá trị nhập khẩu): Dịch vụ du lịch cá nhân (không bao gồm giáo dục) đạt 29 tỷ AUD (tăng 5,7%), chiếm 8,4% tổng giá trị nhập khẩu; Các loại xe có động cơ chở khách, đạt 21 tỷ AUD (tăng 5,1%), chiếm 6,3% tổng giá trị nhập khẩu; Dầu tinh chế đạt 15 tỷ AUD (giảm 19,6%), chiếm 4,3% tổng giá trị nhập khẩu; Thiết bị viễn thông đạt 12 tỷ AUD (tăng 2,5%), chiếm 3,5% tổng giá trị nhập khẩu; và các dịch vụ vận chuyển hàng hóa đạt 9 tỷ AUD (giảm 14,2%), chiếm 2,6% tổng giá trị nhập khẩu.

Úc hiện là nền kinh tế cạnh tranh thứ 21 trên thế giới theo một cuộc khảo sát của Viện Phát triển Quản lý của Thụy Sỹ (Institute for Management Development - IMD). Phân tích IMD thể hiện mức độ hấp dẫn của Úc như một điểm đến đầu tư. Nguồn vốn FDI (Foreign direct investment) đầu tư vào Úc năm 2016 là 796 tỷ AUD. Với vị trí chiến lược, quan hệ thương mại và đầu tư tốt, môi trường kinh doanh thân thiện, Úc là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi tăng 7% vào năm 2014 và 2015, FDI tại Úc đã tăng lên 9% với 796 tỷ AUD trong năm 2016. Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu là nguồn FDI chủ yếu với 195 tỷ AUD và 165 tỷ AUD. FDI của Nhật Bản lớn thứ hai tại Úc với 91 tỷ AUD trong năm 2016 (tăng 6% và chiếm 11% tổng FDI ở Úc), FDI của Canada là 29 tỷ AUD năm 2016. Nguồn vốn FDI từ châu Á vào Úc tăng, với nguồn vốn lớn từ Trung Quốc là 42 tỷ AUD trong năm 2016 (tăng 16%). Các nền kinh tế châu Á khác như ASEAN tăng 10% đạt 44 tỷ AUD, Hồng Kông 12% đạt 12 tỷ AUD và Malaysia là 11 tỷ AUD (tăng 14%). Ngành khai thác mỏ nhận đầu tư cao nhất với 310 tỷ AUD, chiếm 39% FDI, khu vực sản xuất 91 tỷ AUD, bất động sản 84 tỷ AUD và dịch vụ tài chính 67 tỷ AUD. 



Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull

Tính đến tháng 6 năm 2017, lượng khách du lịch quốc tế đến Australia là 8,5 triệu người, tăng 9,1% so với năm 2016, trong đó khách đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 4,7 triệu (tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm hơn 55% tổng số du khách nước ngoài tại Úc trong năm 2016-2017). Trung Quốc (đứng thứ hai sau New Zealand) với 1,3 triệu du khách đến Úc trong 6 tháng đầu năm 2017. Các thị trường truyền thống lớn của Úc đã tăng mạnh trong 5 năm qua, khách đến từ New Zealand, Hoa Kỳ và Anh Quốc chiếm khoảng 1/3 tổng lượng khách ở Australia, tăng bình quân 5% mỗi năm đạt 2,8 triệu vào năm 2016-2017 (2,2 triệu du khách từ năm 2008 đến năm 2012). Lượng khách từ các nước khác ở châu Á như Nhật Bản (425.000), Malaysia (400.000), Hàn Quốc (300.000), Ấn Độ tăng 15% (280.000, năm 2007 là 84.000). Theo thống kê của Tourism Forecasts năm 2017, du khách nước ngoài đã chi 40 tỷ AUD (từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017, tăng 4%). 8 trong 10 thị trường khách hàng đến từ khu vực châu Á, tăng khoảng 8% đạt 21 tỷ AUD (chiếm 53%). Từ tháng 6/2016 - 6/2017, du khách Trung Quốc chi khoảng 10 tỷ AUD tăng 10% so với cùng kỳ, khách du lịch Nhật Bản tăng 15% đạt 1,7 tỷ USD, Ấn Độ tăng 25% đạt 1,4 tỷ AUD và Thái Lan tăng 20% đạt 0,5 tỷ AUD. Dự báo lượng khách nước ngoài ở Úc tăng 5,8%/năm (15 triệu vào năm 2027). Du khách chủ yếu đến từ New Zealand, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ và Hồng Kông, trong đó Trung Quốc chiếm 40% và chi tiêu của du khách cũng được dự báo sẽ tăng 6,7%/năm (khoảng 76 tỷ AUD).

Ngành y tế của Úc ngày càng trở thành trọng tâm đầu tư cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Riêng năm 2016, ngành công nghiệp này là mục tiêu đầu tư lớn thứ 3 của Trung Quốc với tổng giá trị đầu tư gần 1,4 tỷ AUD. Năm 2016 cũng chứng kiến Trung Quốc đầu tư vào kinh doanh nông nghiệp ở Úc với 1,2 tỷ AUD, chủ yếu  tập trung vào sữa, thịt, hải sản và rượu vang. Các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc đầu tư vào năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là kim loại màu và dầu khí với khoảng 2 tỷ AUD vào năm 2016.

Úc là nước xuất khẩu thực phẩm đa dạng với trên 60% sản phẩm từ nông nghiệp. Với dân số 20 triệu người, Úc có một hệ thống chính phủ ổn định, minh bạch hỗ trợ tích cực cho ngành nông nghiệp và đầu tư nước ngoài vào Úc. Hệ thống pháp luật và tài chính của Úc rất minh bạch và được điều chỉnh tốt phù hợp cho từng giai đoạn. Úc có vị trí chiến lược, khoảng cách đến thị trường và chi phí vận chuyển là ưu điểm lớn. Nông nghiệp và đất nông nghiệp hiện nay được công nhận là một loại tài sản đầu tư, đất nông nghiệp của Úc được xem là có giá thấp. Úc có nền kinh tế nông nghiệp mạnh, sáng tạo, sản xuất theo định hướng dự báo, có vị trí tốt để giúp giải quyết mối quan ngại ngày càng tăng về an ninh lương thực toàn cầu. Theo các tiêu chuẩn đánh giá toàn cầu, đầu tư vào nông nghiệp ở Úc nhìn chung là an toàn.

Úc là một thị trường tự do, không bị suy thoái kinh tế trong hơn 25 năm. Là một trong những quốc gia giàu có trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ngành khai thác mỏ và nông nghiệp là những nguồn xuất khẩu quan trọng. Nền kinh tế của Úc đã được hưởng lợi từ một hệ thống chính quyền hiệu quả, hệ thống pháp luật hoạt động tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh mạnh mẽ: pháp luật chặt chẽ, bảo vệ quyền sở hữu và giúp giảm thiểu tham nhũng, môi trường chính trị ổn định và minh bạch, hệ thống tư pháp hoạt động độc lập và công bằng. Môi trường pháp lý của Úc là một trong những nước có tính minh bạch, hiệu quả nhất trên thế giới và rất có lợi cho doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa. Các ngân hàng nước ngoài cạnh tranh ngang bằng, phát triển cùng với các ngân hàng trong nước và các tổ chức tài chính khác.

Trần Nguyễn
(Tổng hợp)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán