Các loại giọng hát khác nhau

Trong các vở nhạc kịch, giọng hát của một người giúp họ xác định được các loại bè mà họ có thể hát và những vai mà họ có thể đảm nhận. Với tám loại giọng hát khác nhau (ba nữ và năm nam), âm vực của con người có thể kéo dài hơn bảy quãng tám.

Giọng nữ cao và giọng nữ trung

Giọng nữ cao và giọng nữ trung bao gồm những quãng âm cao trong tông giọng nữ. Giọng nữ cao được chia thành hai nhánh giọng khác nhau: kịch tính và trữ tình, tùy thuộc vào cường độ giọng hát của ca sĩ.

Trong các tiết mục kịch, giọng nữ trung sẽ đảm nhận những vai của người mẹ, kẻ phản diện hay những vai quyến rủ, đôi lúc giọng hát này sẽ được chọn để vào vai một người đàn ông trẻ tuổi.

Giọng nữ trầm

Thấp nhất trong tông giọng nữ, giọng nữ trầm thường rất hiếm. Thông thường, giọng nữ trầm trong các vở nhạc kịch sẽ đảm nhận vai trò phù thủy hoặc phụ nữ lớn tuổi.

Giọng nam cao và giọng Tenor

Giọng nam cao và giọng Tenor là những giọng hát cao nhất trong tông giọng nam. Giọng nam cao thường được dùng để mô tả những đàn ông vô tư và trẻ trung. Ngoài ra, giọng nam cao còn được sử dụng để mô tả bản năng giới tính của tuổi trẻ.

Giọng Tenor thường tạo cho người nghe cảm giác yêu thương, nhẹ nhàng vì vậy những vai anh hùng trong các vở nhạc kịch luôn được giao cho giọng Tenor. Giống như giọng nữ cao, giọng Tenor cũng được chia thành hai nhánh giọng khác nhau: kịch tính và trữ tình.

Các tông nam thấp

Giọng nam trung, giọng nam trung trầm và giọng trầm là ba tông giọng nam thấp. Là nhân vật nam chính trong một vở nhạc kịch, giọng nam trung là tông giọng nam phổ biến nhất. Đối với những vở nhạc kịch mang tính chất hài hước, giọng nam trung sẽ đảm nhận vai mang lại tiếng cười nhiều nhất. Còn đối với những vở bi kịch, giọng nam trung sẽ được giao những vai phản diện. Giọng nam trầm là tông giọng thấp nhất. Giọng nam trung trầm là sự pha trộn phần sâu và tối của giọng trầm với khả năng lên được những nốt cao hơn trong phạm vi quãng âm của giọng nam trung.

Đình Phú
Theo ehow.com