Hoa Kỳ bày tỏ sự thất vọng đối với mã hóa đầu cuối

Phó Tổng chưởng lý Hoa Kỳ cho biết việc sử dụng mã hoá đầu cuối trong các ứng dụng và hệ điều hành phổ biến đang cản trở việc thực thi luật pháp.



Ảnh: Reuteurs

Một số ứng dụng mã hóa thông tin liên lạc theo dạng đầu cuối, ngăn các tin nhắn này bị đọc bởi bọn tội phạm hoặc cơ quan thực thi pháp luật.

Trong một bài phát biểu, Rod Rosenstein cho biết các cơ quan thực thi pháp luật ngày càng bị cản trở bởi sự mã hóa như vậy.

Ông đã gặp Bộ trưởng Nội vụ - bà Amber Rudd hôm thứ Năm (12/10/2017) để thảo luận về vấn đề này.

Ông cũng sẽ gặp người đứng đầu cơ quan tình báo GCHQ của Anh.

Ông Rosenstein phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh mạng toàn cầu ở London: “Ngày càng có nhiều công cụ chúng tôi sử dụng để thu thập bằng chứng bị chống lại bởi các công cụ mã hoá. Hoa Kỳ đang phối hợp với các đối tác nước ngoài để bàn về những thách thức”.

Với tính năng mã hoá đầu cuối, các tin nhắn sẽ bị mã hoá khi chúng rời khỏi thiết bị của người gửi và chỉ được giải mã trên thiết bị của người nhận.

Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ như WhatsApp không thể chuyển giao một bản sao các tin nhắn của người bị nghi ngờ tới cơ quan thực thi pháp luật vì họ không có chúng.

Ông Rosenstein cho rằng các công ty công nghệ thường “chống lại việc hợp tác với chính phủ”.

Bà Rudd cũng mô tả các công cụ mã hoá được sử dụng bởi các ứng dụng nhắn tin là “có vấn đề”.

Vào tháng 8, bà đã gặp các đại diện từ Google, Facebook, Twitter, Microsoft và những người khác trong một diễn đàn chống khủng bố ở San Francisco.

Bà kêu gọi các công ty làm việc “chặt chẽ hơn” với chính phủ nhưng bà không muốn “làm suy yếu sự mã hóa”.

Theo BBC