Kinh tế Châu Âu và hiệp ước Schengen

Nền kinh tế Châu Âu có thể mất 28 tỷ Euro nếu hệ thống Schengen sụp đổ, ngoài ra còn dẫn đến chi phí leo thang của du lịch xuyên biên giới và sự gián đoạn thương mại nội bộ Châu Âu (Theo Morgan Stanley). Các nhà phân tích ngân hàng ước tính chi phí đi lại qua biên giới sẽ gia tăng đột biến và dòng chảy thương mại giữa các quốc gia có thể giảm do việc kiểm tra biên giới và thời gian chờ đợi.

Không giống như quá trình đàm phán rút khỏi EU của Anh, Morgan Stanley cho biết một sự hỗn loạn về hộ chiếu theo cách của 30 năm trước sẽ đưa EU vào tình trạng bất ổn về chính trị. Quá trình Brexit (viết tắt của 2 chữ Britain và exit) nếu được thực hiện sẽ theo một thủ tục pháp lý có trật tự. Trái lại, nguy cơ sụp đổ hệ thống Schengen có thể dẫn đến sự phát triển chính trị hỗn loạn liên quan đến kiểm soát biên giới. Chính điều này có thể sẽ dẫn đến một sự suy giảm trong phí đầu tư, đặc biệt là nếu sự phá bỏ Schengen xảy ra cùng lúc với việc Anh rút ra khỏi EU.

Dự báo của Morgan Stanley về tổn thất kinh tế cao hơn gấp đôi so với ước tính của Ủy ban Châu Âu là khoảng 0,1% GDP của EU. Phân tích riêng của Pháp ước tính rằng 110 tỷ Euro sẽ bị xóa sổ khỏi EU trong hơn một thập kỷ. Bộ trưởng EU sẽ tổ chức một cuộc họp để quyết định xem liệu có nên áp đặt một hệ thống treo hai năm của thỏa thuận Schengen - một quyết định sẽ "đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn đầu tiên của hội nhập Châu Âu" trong hơn ba thập kỷ, theo Morgan Stanley. 

Số hàng hóa và du lịch mang lại 2,8 nghìn tỷ Euro trong khu vực Schengen mỗi năm với 1,7 triệu công dân EU đi lại qua biên giới hàng ngày. Nhưng làn sóng những người tị nạn và di cư ở biên giới tạm thời của Pháp, Đức, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch, và Slovenia …đang đe dọa đến sự hoạt động của Schengen. Nghiên cứu ước tính rằng việc tái kiểm soát tại biên giới các thành viên EU sẽ đẩy giá nhập khẩu lên 3%. Nền kinh tế lớn nhất EU là Đức thiệt hại 235 tỷ Euro và Pháp là 244 tỷ Euro từ năm 2016 đến 2025. Với giá nhập khẩu tăng 1%, nghiên cứu cho thấy sự cố của Schengen sẽ khiến EU mất thêm khoảng 470 tỷ Euro. Thiệt hại này có thể lên tới 1.400 tỷ Euro, chiếm 10% tổng thu nhập GDP của 28 nước thành viên EU.



Hàng rào dây thép gai dọc theo biên giới giữa Slovenia và Croatia

Schengen được thành lập hơn 30 năm trước đây với 26 thành viên, 22 trong số đó là các thành viên EU. Nhưng hệ thống đi lại miễn thị thực này đã phải chịu áp lực nặng nề do lượng người nhập cư vào Châu Âu, chủ yếu là từ Trung Đông và Châu Phi. Để ngăn chặn làn sóng và đảm bảo một cái nhìn tổng quan của những người đang di cư và tị nạn vào lãnh thổ EU, nhiều nước trong khối Schengen đã thực hiện kiểm soát biên giới trong những tháng gần đây, dẫn đến lo ngại rằng toàn bộ hệ thống có thể sụp đổ. Các quốc gia thành viên EU đã tranh luận trong thời gian qua là làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư. “Sự sụp đổ của khối Schengen sẽ làm tăng thời vận chuyển hàng hóa qua biên giới Châu Âu, làm tăng chi phí cho các công ty và người tiêu dùng” (Theo Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere). Sự sụp đổ của khối Schengen cũng sẽ làm tăng chi phí cho các nước bên ngoài khu vực như Hoa Kỳ và Trung Quốc…



Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Juncker bảo vệ chính sách biên giới mở của EU (Nguồn: Getty)

Theo Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker, nền kinh tế Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nếu khu vực miễn thị thực nội bộ của mình bị sụp đổ trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất của Châu Âu kể từ thế chiến thứ 2. "Sự sụp đổ của Schengen dẫn đến ít việc làm, tăng trưởng kinh tế ít hơn - Schengen là một trong những thành tựu lớn nhất của quá trình hội nhập Châu Âu."

Schengen là thỏa thuận về biên giới mở được thành lập vào năm 1985. Tuy nhiên, hiệp ước này hiện phải đối mặt với áp lực từ làn sóng di cư khi biến động chính trị ở Châu Phi và Trung Đông ngày càng lan rộng. Trong năm 2015 hơn một triệu người di cư đến EU. Schengen là một trong những thành tựu chủ yếu của Liên minh Châu Âu, cho phép di chuyển tự do con người và hàng hóa. Schengen với nhiều người Châu Âu là một biểu tượng của tự do. Jean Claude-Juncker, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, vào ngày 25 /11/2015 cảnh báo rằng hạn chế chuyển động xuyên biên giới sẽ ảnh hưởng đến liên minh tiền tệ. "Đồng tiền chung sẽ không có ý nghĩa nếu Schengen thất bại". Công dân EU sẽ có một khoảng thời gian khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm và nền kinh tế sẽ bị sụp đổ trong khu vực miễn thị thực nội bộ của Châu Âu. Juncker cho biết ông sẽ không bỏ cuộc trong việc tìm kiếm một giải pháp để Châu Âu ngăn chặn các quốc gia thành viên muốn kiểm soát lại biên giới trong Schengen. 

Trần Nguyễn
(Tổng hợp)

-----------------------------
Các nguồn tham khảo:
- Reuters
- businessinsider