Trang chủ»Văn học - Nghệ thuật»Sân khấu & Điện ảnh

Sân khấu & Điện ảnh

Sự khác biệt giữa công nghệ 3D kỹ thuật số với công nghệ 3D trước đây trong điện ảnh

Kỹ thuật 3D ra đời, đem đến những bộ phim hoạt hình có hình ảnh đẹp và sống động hơn so với phim 2D truyền thống. Một vài bộ phim tiêu biểu cho thể loại này ngoài Toy Story là “The Incredibles”, “Cars” và “Shrek”, trong đó các nhân vật hiện hữu như một hình khối và có thể di chuyển cũng như tương tác với môi trường xung quanh. Để đạt được hiệu ứng này, các nhà làm phim phải hiểu rất rõ về cách cảm nhận hình ảnh của con người. Họ thậm chí còn tạo ra những mô hình nhân vật thực tế để hiểu rõ cách di chuyển của một nhân vật trong không gian 3D.



Một cảnh trong bộ phim hoạt hình 3D Toy Story

Trong vài năm trở lại đây, các nhà làm phim đã sử dụng kỹ thuật này để tái tạo không gian ba chiều trên màn hình. Với công nghệ 3D kỹ thuật số, các nhà làm phim hoạt hình có thể đánh lừa thị giác và não bộ của con người khiến họ nghĩ rằng họ đang nhìn vào một không gian ba chiều. Kết quả cuối cùng là người xem như được nhìn qua một cánh cửa sổ để thấy thế giới 3D thực. Mặc dù tương tự với công nghệ 3D trước đây nhưng công nghệ mới này có phần tiên tiến hơn.

Công nghệ 3D mới và cũ đều dựa vào sự khác thường về thị giác của con người để tạo ra những quang cảnh và vật thể có chiều sâu và có tính bao quát. Mỗi bên mắt của con người nhìn thấy một hình ảnh khác nhau và não bộ kết hợp chúng lại thành một hình ảnh thống nhất. Não bộ tận dụng sự khác biệt nhỏ trong góc nhìn giữa hai hình ảnh, được gọi là thị sai để cảm nhận được chiều sâu. Đây là lý do tại sao một người bị khiếm khuyết một mắt gặp rất nhiều khó khăn khi đánh giá khoảng cách.

Công nghệ 3D trước đây sử dụng những hình ảnh nổi màu bổ sung để tận dụng lợi thế của thị sai. Những hình ảnh này bao gồm hai lớp màu trong một dải duy nhất của bộ phim được thể hiện từ một máy chiếu. Một lớp chủ yếu là màu đỏ và lớp kia là màu xanh hoặc xanh lá cây. Để xem phim 3D, bạn phải đeo kính chuyên dụng với một ống kính màu đỏ và một ống kính màu xanh hoặc màu xanh lá cây. Những thấu kính này buộc một bên mắt của bạn phải nhìn phần màu đỏ của hình ảnh và một bên mắt còn lại nhìn phần màu xanh hoặc xanh lá cây. Do sự khác biệt giữa hai mắt nên não bộ cảm nhận những hình ảnh này như là một hình ảnh ba chiều. Tuy nhiên, do sử dụng các ống kính lọc màu, màu sắc của hình ảnh cuối cùng là không chính xác. Công nghệ 3D này khiến một số người bị đau đầu, mỏi mắt và buồn nôn.

Công nghệ 3D kỹ thuật số

Công nghệ 3D kỹ thuật số sử dụng hình ảnh để đánh lừa thị giác người xem. Nhưng thay vì sử dụng màu sắc để lọc ra các hình ảnh phù hợp cho mỗi bên mắt, công nghệ mới sử dụng sự phân cực. Trong cặp kính 3D kỹ thuật số, mỗi thấu kính được phân cực khác nhau. Một số cặp kính phân cực lệch nhau 90 độ. Những cặp kính khác sử dụng sự sắp xếp khác nhau của phân cực tròn. Màn hình được thiết kế đặc biệt để duy trì sự phân cực chính xác khi ánh sáng từ máy chiếu rọi vào nó. Khi không đeo kính người xem vẫn có thể xem những bộ phim được làm từ công nghệ 3D kỹ thuật số một cách bình thường, tuy nhiên, hình ảnh sẽ hơi bị mờ.

Một bộ phim được làm từ công nghệ 3D kỹ thuật số sử dụng một hoặc hai máy chiếu kỹ thuật số để hiển thị hình ảnh trên màn hình. Mỗi máy chiếu sẽ hiển thị cho mỗi bên mắt. Ánh sáng tạo ra mỗi hình ảnh được phân cực để phù hợp với thấu kính tương ứng. Hầu hết các hệ thống một máy chiếu sử dụng một bộ chuyển mạch phân cực đặc biệt được gắn kết thông qua ống kính máy chiếu. Chuyển đổi này là một tấm phân cực chỉ cho phép ánh sáng của một trong hai hình ảnh đi qua tại một thời điểm. Trong hệ thống một máy chiếu, mỗi mắt sẽ nhìn thấy hình ảnh của mỗi khung hình 2 hay 3 lần liên tiếp với tốc độ cực kỳ nhanh. Não bộ sẽ kết hợp các hình ảnh này thành một hình ảnh 3D chuyển động liền mạch. Một vài hệ thống sử dụng kính phóng xạ có thể tự đồng bộ hóa với các máy chiếu sử dụng sóng radio nhưng xu hướng này sẽ tốn nhiều chi phí hơn.

Công nghệ 3D kỹ thuật số không làm hỏng màu sắc của hình ảnh và không gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu như công nghệ 3D trước đây.

Trần Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán