Trang chủ»Kinh tế»Tài chính - Thương mại

Tài chính - Thương mại

Các loại rủi ro tài chính thường gặp

Có bốn loại rủi ro tài chính chủ yếu: tín dụng, lãi suất, thị trường và thanh khoản. Những rủi ro này ảnh hưởng đến tất cả khía cạnh tài chính như việc đầu tư cổ phiếu và trái phiếu, tài chính doanh nghiệp, tài chính tiêu dùng và thương mại quốc tế. Các rủi ro này thường biến động với nền kinh tế. Trong một cuộc suy thoái, rủi ro tín dụng và thị trường là rất cao. Khi một quốc gia thao túng lãi suất để làm chậm một nền kinh tế quá tải hoặc phục hồi một nền kinh tế từ sự suy thoái thì rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện. Rủi ro thanh khoản liên quan đến nhận thức về rủi ro trong tương lai của thị trường và khả năng thanh toán một khoản đầu tư nếu cần thiết.

1. Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xuất hiện khi một khoản đầu tư mất đi giá trị do sự suy giảm tiềm lực tài chính của công ty. Rủi ro vỡ nợ liên quan đến sự suy yếu tài chính và khả năng thanh toán lãi suất cho cổ đông, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của công ty. Rủi ro tín dụng cao liên quan đến đầu tư chứng khoán hoặc cho vay tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ làm cho mức lãi suất tăng cao nhằm bù đắp cho việc thanh toán trễ.

2. Rủi ro lãi suất

Điều kiện kinh tế gây ra rủi ro lãi suất. Khi chính phủ xác định nền kinh tế gần chạm mức lạm phát, họ sẽ thiết lập chính sách tiền tệ chặt chẽ. Điều này bao gồm việc loại bỏ đồng tiền ra khỏi hệ thống và tăng lãi suất. Lãi suất cao làm cho giá trị thị trường của trái phiếu giảm. Khi nền kinh tế đang suy thoái, chính phủ sẽ lập chính sách tiền tệ mở rộng, bổ sung thêm tiền vào hệ thống và hạ lãi suất. Hình thức rủi ro lãi suất này chủ yếu ảnh hưởng đến các ngân hàng bởi vì họ nhận được số tiền họ cho vay thông qua giấy chứng nhận tài khoản tiền gửi và tiết kiệm.

3. Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường xảy ra khi một sự kiện tiêu cực gây ra hàng loạt phản ứng trên thị trường. Những thay đổi trong nền kinh tế, báo cáo thu nhập từ các công ty lớn ảnh hưởng đến giá trị của các khoản đầu tư và tùy thuộc vào việc bạn sở hữu cổ phiếu ngắn hạn hay dài hạn, bạn sẽ được trải nghiệm rủi ro thị trường.

4. Rủi ro thanh khoản

Một số khoản đầu tư không có tính thanh khoản chẳng hạn như việc mua bán các cổ phiếu không giao dịch giữa các cá nhân. Những khoản đầu tư khác như việc phát hành cổ phiếu giao dịch công khai, chúng không dễ dàng thực hiện việc buôn bán vì không được giao dịch hàng ngày và nhiều người không quan tâm đến chúng. Các trường hợp dẫn đến rủi ro thanh khoản khác như một công ty bị đồn đang trên bờ vực phá sản cũng như các yếu tố tiêu cực khác. Rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu và khả năng giao dịch cổ phiếu.

Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán