Trang chủ»Kinh tế»Tài chính - Thương mại

Tài chính - Thương mại

Chính sách của chính phủ và ngân hàng DBS

Ý tưởng tạo ra Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) đứng đầu là nhà kinh tế học người Hà Lan Albert Winsemius - người được mời tham gia cố vấn cho chính phủ Singapore trong năm 1960 nhằm đánh giá tình hình kinh tế và định hướng phát triển của Singapore.

Cơ chế kinh tế được thành lập là Hội đồng Phát triển Kinh tế (EDB) ra đời ngày 01 tháng 8 năm 1961 để lập kế hoạch, phối hợp và thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp của Singapore. Năm 1967 do nhu cầu ngày càng tăng của nền công nghiệp vốn dẫn đến sự hình thành DBS để tiếp nhận các chức năng tài chính của EDB. Ngân hàng Phát triển Singapore được thành lập vào ngày 16 tháng 7 năm 1968 và bắt đầu hoạt động vào 01 tháng 9 năm 1968. Chức năng chính của DBS là cho vay và hỗ trợ tài chính cho các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến tại Singapore, hỗ trợ xây dựng ngành công nghiệp mới và nâng cấp những cái hiện có. Ngoài ra, các ngân hàng đã đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế bằng cách hỗ trợ các dự án của Chương trình Đổi mới Đô thị và các chương trình du lịch khác nhau. DBS cung cấp các khoản vay trung và dài hạn, tham gia cổ phần và bảo lãnh các khoản vay cho các doanh nhân từ các nguồn khác. DBS tiến hành hoạt động ngân hàng thương mại DBS kết hợp với Post Office Savings Bank (POSB) vào năm 1998 để trở thành ngân hàng có phạm vi bảo hiểm rộng nhất tại Singapore với 737 máy rút tiền tự động (ATM) ở hầu hết các đường phố. Trong năm 2007, DBS ra mắt Ngân hàng Hồi giáo Châu Á (IB Asia) để khai thác vào dầu mỏ Trung Đông.

Hiện nay, Singapore đã phát triển với sức mạnh và tầm vóc lớn và được ví như là "Thụy Sĩ của phương Đông". DBS với tham vọng khu vực của mình đã đóng vai trò quan trọng về sự phát triển của Singapore và ở Châu Á - dù không phải luôn luôn dễ dàng, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2007. Hiện nay, CEO Piyush Gupta điều hành DBS hoạt động trong một môi trường thách thức toàn cầu và DBS đã thành công như là một ngân hàng có giá trị trung thành từ khách hàng và nhân viên của mình. DBS được xếp hạng tín dụng cao và được đánh giá là ngân hàng an toàn nhất tại Châu Á.

DBS là ngân hàng lớn nhất ở Singapore và cũng là ngân hàng hàng đầu ở Hongkong - một trong những tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất Châu Á. Hiện DBS Bank đang hoạt động trên 16 thị trường và là ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao với hơn 250 chi nhánh. Với tổng tài sản đạt 171,758 tỷ USD, vốn hóa thị trường tương đương 22,544 tỷ USD và lợi nhuận ròng năm 2007 đạt 1,675 tỷ USD. Có trụ sở chính tại Singapore, DBS hoạt động tại ba thị trường chính của Châu Á là Trung Quốc, Đông Nam Á và Nam Á, xếp hạng tín dụng "AA-" và "Aa1" nằm trong nhóm cao nhất tai Châu Á - Thái Bình Dương. DBS dẫn đầu trong khu vực, với giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Châu Á" do The Banker đánh giá, là thành viên của nhóm Financial Times, và "Ngân hàng tốt nhất Châu Á - Thái Bình Dương" do Global Finance bình chọn. Ngân hàng cũng đã được đánh giá là "Ngân hàng an toàn nhất tại Châu Á" do Global Finance bình chọn trong sáu năm liên tiếp từ 2009 đến 2014. Singapore có ba ngân hàng đứng đầu Châu Á là DBS, vị trí thứ 2 là Oversea-Chinese Banking Corporation và thứ 3 là United Overseas Bank trong bảng xếp hạng các ngân hàng tốt nhất Châu Á.

DBS cung cấp đầy đủ các dịch vụ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các hoạt động ngân hàng trên toàn Châu Á. Là một ngân hàng được thành lập và phát triển ở Châu Á, DBS hiểu rõ những thách thức trong việc kinh doanh tại những thị trường năng động nhất trong khu vực. Những hiểu biết về thị trường và những liên kết khu vực đã giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của ngân hàng khi ngân hàng trở thành sự lựa chọn hàng đầu tại Châu Á. DBS cam kết xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, và tạo ra những tác động tích cực cho cộng đồng thông qua việc hỗ trợ các tổ chức xã hội. DBS cũng đã thiết lập quỹ 50 triệu SGD để tăng cường các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Singapore và trên toàn Châu Á.



Piyush Gupta - CEO của DBS

Vậy điều gì tạo nên một DBS của Singapore như vậy?

Chính phủ Singapore đã ban hành chính sách ưu đãi thuế cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngoài khiến Singapore trở thành một trong những “thiên đường” thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách thuế hiệu quả giúp nguồn lực được tái đầu tư trong nền kinh tế Singapore. Chính sách thuế hấp dẫn đi kèm với chi phí hoạt động thấp đã giúp Singapore thu hút hàng loạt tập đoàn, công ty lớn của nước ngoài đến Singapore. Shell và Essco đã xây dựng nhà máy lọc dầu năm 1970, biến Singapore trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ ba thế giới.

Để đạt được mục tiêu có nguồn lực lao động với chất lượng cao, chính phủ Singapore đã tập trung ngân sách rất lớn tài trợ cho hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục sau đại học. Chính phủ ban hành chương trình giáo dục bắt buộc và miễn phí trong vòng 10 năm (từ 6 đến 16 tuổi). Chính phủ phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo vào trong các chính sách công nghiệp hoá, bao gồm việc đưa nguồn nhân lực vào các khu vực sản xuất công nghệ cao, các tập đoàn đa quốc gia. Đây được xem là một chiến lược quan trọng nhằm học hỏi và chuyển giao công nghệ từ các nước phương Tây cho nguồn nhân lực của Singapore. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại được xem là một nền tảng quan trọng cho sự thành công của nền kinh tế Singapore. Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có cảng biển, sân bay, bưu chính viễn thông và các tiện ích khác.

Với những chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô hiệu quả, Singapore đã tạo ra và duy trì được cả trạng thái tăng trưởng cao và khuyến khích đầu tư trong dài hạn, điều khác biệt trong chính sách kinh tế là sự can thiệp ở mức cao của chính phủ trong nền kinh tế. Sự can thiệp của chính phủ Singapore đối với nền kinh tế tập trung vào ba khu vực chính, bao gồm điều tiết thị trường lao động, khuyến khích giáo dục đào tạo, và nâng cao mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Singapore đặt mục tiêu phát triển dựa trên khả năng tích luỹ vốn và nguồn lực ở mức cao. Một chính sách quan trọng giúp Singapore đạt được mục tiêu này là đưa ra chính sách ưu đãi thuế cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách thuế hiệu quả sẽ giúp nguồn lực được tái đầu tư trong nền kinh tế Singapore. Hệ quả là tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư ở mức cao được duy trì ổn định lâu dài. Singapore là một trong số quốc gia phát triển bậc nhất ở khu vực Châu Á với mức thu nhập bình quân đầu người cao, phúc lợi từ các tiện ích, dịch vụ cuộc sống, và an sinh xã hội hàng đầu thế giới. Với những cải thiện về nền kinh tế kể từ giai đoạn xây dựng quốc gia cho đến nay, hình mẫu của nền kinh tế Singapore xứng đáng trở thành một mô hình cho quốc gia khác.

Ngân hàng DBS hiện có nhiều khách hàng lớn có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp đáng kể vào Việt Nam. Theo Báo Đầu tư (Vietnam Investment Review), đến cuối tháng 11 năm 2009, ước tính các công ty Singapore đã đầu tư hơn 760 dự án vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lên tới 17 tỷ USD. Nhiều công ty là khách hàng lâu năm của DBS và mong muốn sử dụng cùng một hệ thống dịch vụ ngân hàng cho các hoạt động kinh doanh giữa Singapore và Việt Nam. Ngoài ra, DBS sẽ sử dụng những kinh nghiệm thương mại và mối quan hệ trong khu vực như một đòn bẩy hỗ trợ khách hàng hoạt động ở Việt Nam giải quyết những nhu cầu tài chính thường nhật của họ.

Ngân hàng DBS hiện đã có văn phòng đại diện tại Hà Nội, được khai trương vào tháng 7 năm 2008, nhằm hỗ trợ phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn của DBS. Với niềm tin rằng giáo dục là chìa khóa thành công cho tương lai của Châu Á, ngân hàng DBS cũng đã đóng góp vào lĩnh vực đào tạo nhân lực của ngành ngân hàng Việt Nam.

Trần Nguyễn
(Tổng hợp)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán