Trang chủ»Thể thao

Thể thao

Con đường sự nghiệp của “siêu hổ” Tiger Woods

Từ màn ra mắt đầy ấn tượng cho đến hào quang “Tiger Slam” rồi những scandal tai tiếng và gần đây nhất là màn trở lại đi vào huyền thoại thể thao, con đường sự nghiệp của Tiger Woods cũng lắm thăng trầm.



Tiger Woods - Ảnh: thehill.com

1995: Chú hổ con



Ảnh: Stephen Munday/Allsport/Getty Images

Sau nhiều bàn thắng ở các giải nhỏ, tay golf được mọi người bàn tán Eldrick “Tiger” Woods lần đầu góp mặt tại một giải lớn vào năm 19 tuổi, đó là giải Masters năm 1995. Tuy về thứ 41, tay golf cũng cho thấy những gì đang đợi chờ anh phía trước.

1996: Trở thành tay golf nhà nghề

Năm 1996, lúc 20 tuổi, Woods tham gia so tài trong hệ thống thi đấu của PGA và giành được danh hiệu “Tân binh của năm” sau khi thắng 2 giải, lọt vào top 10 (3 trong số 8 lần ra sân).

1997: Chiến thắng quan trọng đầu tiên



Ảnh: Stephen Munday/Allsport/Hulton Archive/Getty Images

Golf thủ trẻ tuổi toả sáng trong năm đầu thi đấu tại các giải PGA, giành được giải lớn đầu tiên trong sự nghiệp, lần đầu bước lên vị trí số 1 thế giới, cuối cùng anh được PGA vinh danh “Golf thủ của năm”. Đặc biệt hơn là chiến thắng của anh tại giải Masters được ấn định chỉ sau 12 cú đánh.

2000: Danh hiệu “Tiger Slam”

Woods đạt được 27 kỷ lục PGA trong mùa giải này, đồng thời thắng 3 giải lớn liên tiếp nhau. Ở tuổi 24, anh giành chiến thắng kỷ lục tại giải Mỹ Mở rộng với chỉ 15 cú đánh. Một năm sau, Tiger Woods được vinh danh “Tiger Slam” sau khi thu thập đủ 4 giải lớn cùng một lúc.

2002: Tiền thưởng vào túi



Ảnh: Harry How/Getty Images

Woods tiếp tục bước lên nấc thang thành công sau khi ký kết hợp đồng tài trợ với Nike. Kết thúc năm 2002, “siêu hổ” trở thành tay golf nhận được nhiều tiền thưởng nhất từ các giải PGA và trở thành “Golf thủ của năm” lần thứ 5 trong vòng 6 năm thi đấu.

2006: Cha qua đời

Năm 2006 là một năm đầy thử thách khi cha Tiger Woods, Earl, qua đời ở tuổi 74. Tuy nhiên, mất mát này lại là động lực giúp Woods giành thêm 2 giải lớn: giải Vô địch PGA và giải Vô địch Mở rộng.

2008: Chấn thương đầu gối



Ảnh: Robyn Beck/AFP/Getty Images

Sau chiến thắng vang dội ở giải Mỹ Mở rộng năm 2008, Tiger phải phẫu thuật đầu gối, tạm thời dừng chân trên chặng đường thăng tiến. Sự kiện này cũng báo hiệu một chuỗi các chấn thương ảnh hưởng đến sự nghiệp của tay golf hàng đầu thế giới về sau.

2009: Các vụ tai tiếng

Sau những tin đồn ngoại tình cũng như vụ tông xe vào cây và trụ nước cứu hoả, Tiger thông báo sẽ tạm thời lui khỏi sân cỏ vào tháng 12 năm 2009. Hai tháng sau, Woods công khai thừa nhận “các hành vi sai phạm” của mình và bị hàng loạt hãng tài trợ cắt hợp đồng.

2010: Cú trượt dài



Ảnh: Robert Beck/Sports Illustrated/Getty Images

Trở lại thi đấu cho giải Master vào tháng 4 năm 2010, “siêu hổ” chật vật lấy lại phong độ nhưng chỉ về đích ở vị trí thứ 4, đồng hạng với một tay golf khác. Anh rút khỏi giải Vô địch Player với lý do chấn thương. Không lâu sau đó, huấn luyện viên của Woods từ năm 2003, Hank Haney, từ chức. Sau khi Tiger thuê Sean Foley làm huấn luyện, thành tích của anh ngày càng sa sút. Năm 2010 là năm đầu tiên Woods không giành được bất kỳ giải nào kể từ khi gia nhập sân chơi chuyên nghiệp.

2013: Kỳ vọng tái xuất

Gặp phải chấn thương dai dẳng và thay đổi tư thế đánh golf, Woods ngày càng tuột dốc trên bảng xếp hạng. Tuy nhiên, Tiger dường như chuẩn bị cho màn tái xuất đầy ngoạn mục khi trở thành tay golf giành được nhiều giải PGA thứ hai, sau Sam Snead, vào năm 2012. Năm 2013, “siêu hổ” chiến thắng tại 5 giải đấu, cũng như lọt vào top 5 ở 3 giải đấu khác, và trở lại vị trí số 1 thế giới.

2014-2017: Thời kỳ đen tối



Ảnh: Lannis Waters/Pool/Getty Images

May mắn không mỉm cười lâu với Woods, anh phải trải qua 4 lần phẫu thuật lưng, trong đó có đợt phẫu thuật làm cứng khớp đốt sống. Đây là “thời kỳ đen tối” đối với anh bởi cơn đau khiến tay golf không thể ngồi khỏi giường để dành thời gian bên con. Nhiều người cho rằng đây là dấu chấm hết cho huyền thoại golf sau khi Woods liên tục bỏ giải, thứ hạng tuột khỏi top 1.100 trên thế giới, bị bắt vì lái xe khi phê thuốc, nghiện thuốc giảm đau vốn được dùng để chữa chứng đau lưng hậu phẫu.

2018-2019: Tái xuất

Thế rồi video quay cảnh Woods tập luyện được phát tán rộng rãi trên các trang mạng xã hội năm 2018, khiến mọi người đồn đoán “siêu hổ” sẽ trở lại. Tiếp đó, Woods đánh bại Brooks Koepka tại giải Vô địch PGA năm 2018, khiến người hâm mộ rầm rộ hò vang, một cảnh tượng ngỡ chỉ có trong điện ảnh Hollywood. Nhưng cột mốc đánh dấu lần tái xuất này chính là lúc Woods giành được chiếc áo Green Jacket danh giá tại giải Masters năm 2019. Đây là lần thứ năm Woods được khoác chiếc áo này và cũng là lần thứ 15 anh đạt một danh hiệu lớn trong 11 năm thi đấu.

2020: Cha nào con nấy



Ảnh: Mike Ehrmann/Getty Images

Tại giải Vô địch PNC vào tháng 12, Đội Woods trở thành tâm điểm khi Tiger dắt cậu con trai Charlie đến sân cỏ, cả hai cùng mặc áo thun đỏ đặc trưng. Bộ đôi cha con về thứ 7 trong trận đấu gồm 20 đội. Woods cho biết đây sẽ là “kỷ niệm suốt đời chúng tôi không bao giờ quên”. Sau trận đấu, Woods cảm thấy không khoẻ và phải trải qua lần phẫu thuật lưng thứ 5 trong sự nghiệp của mình.

Tháng 2 năm 2021: Tai nạn ô tô

Lúc 7 giờ sáng (GMT-8) tại Rancho Palos Verdes, gần Los Angeles, Woods lái chiếc SUV vượt vạch phân cách giữa đường, lấn qua hai làn xe bên cạnh, văng khỏi khúc cua, đâm vào một cái cây và lật nghiêng bên vệ đường. Không phương tiện nào khác gặp nạn. Theo phó cảnh sát Hạt Los Angeles có mặt đầu tiên tại hiện trường, Woods vẫn còn buộc thắt lưng, vẫn tỉnh táo và giữ bình tĩnh.

Các chấn thương sau đó



Ảnh: Apu Gomes/AFP/Getty Images

Golf thủ 15 lần vô địch các giải golf lớn được đưa đến Trung tâm y tế Harbor-UCLA, cổ và chân được nẹp. Anh nhập viện trong tình trạng sức khoẻ ổn định. Phẫu thuật trên chân bị thương được tiến hành ngay sau đó.

Huỳnh Trọng Nhân
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán