Trang chủ»Toàn cảnh thế giới

Toàn cảnh thế giới

Băng 'hát' giúp theo dõi biến đổi khí hậu

Gió rét thổi qua những đụn tuyết trên thềm băng Ross của Nam Cực khiến mặt đất 'hát'. Các nhà khoa học đã khám phá ra và họ tin rằng hiện tượng này có thể được sử dụng để theo dõi biến đổi khí hậu.



Gió rét thổi qua những đụn tuyết trên thềm băng Ross của Nam Cực khiến mặt đất 'hát' - Ảnh: www.independent.ie

Dòng khí gần như không đổi tạo ra các rung chuyển trên bề mặt của phiến băng lớn, hình thành nên một tập hợp các âm thanh địa chấn mà các nhà nghiên cứu có thể nghe từ xa. Các nhà khoa học tin rằng những thay đổi trong ‘bản nhạc’ có thể cho thấy các hồ băng tan hoặc các vết nứt trong băng đang hình thành và liệu rằng có phải thềm băng sắp vỡ ra hay không.

Thềm băng Ross là thềm băng lớn nhất Nam Cực, sâu hơn 300m và đo được gần 320.000 km2. Khoảng 90% băng nổi nằm bên dưới mặt nước. Các nhà khoa học lo ngại biến đổi khí hậu có thể khiến các dải băng đổ sụp, làm băng chảy vào biển nhanh hơn và mực nước biển toàn cầu dâng lên.

Để nắm rõ hơn cách mà thềm băng Ross đang phải đối mặt với nhiệt độ nóng lên, các nhà nghiên cứu đã chôn 34 cảm biến địa chấn cực kỳ nhạy bên dưới lớp tuyết và theo dõi những rung chuyển đó từ năm 2014 đến 2017.

Họ phát hiện ra rằng thềm băng rung liên tục, tạo ra những bài hát kỳ quái và thay đổi tùy theo những điều kiện nhất định. Tiến sĩ Julien Chaput, một nhà địa vật lý và là tác giả chính của nghiên cứu mới được công bố trên tờ Geophysical Research Letters - một tạp chí của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ cho biết: “Nghe giống như kiểu bạn đang thổi sáo liên tục trên thềm băng vậy”.

Theo independent.ie

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán