Trang chủ»Toàn cảnh thế giới»Toàn cảnh Việt Nam

Toàn cảnh Việt Nam

Giáo sư đoạt giải Nobel Vật lý nói chuyện với 600 bạn trẻ

Chiều 31-7 tại Trường ĐH Quốc gia Hà Nội, GS. Gerard t' Hooft (71 tuổi, người Hà Lan, đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1999) cùng phu nhân có cuộc gặp gỡ, trò chuyện với hơn với 600 học sinh, sinh viên VN.



GS. Gerard t' Hooft đang nói chuyện với các bạn trẻ về thế giới Vật lý - Ảnh: PHƯƠNG CHINH

Cuộc gặp gỡ do Trung ương Hội sinh viên VN phối hợp với Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam, Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành, Trường ĐH Quốc gia HN tổ chức.

Với chủ đề “Vai trò của các lỗ đen trong sự hiểu biết của chúng ta về thế giới Vật lý”, GS. Gerard t' Hooft đưa các bạn trẻ đến với những nghiên cứu mới mẻ về khoa học, kiến thức về lỗ đen (còn gọi là hố đen).

Theo nghiên cứu, các lỗ đen có thể được hình thành từ sự co sụp hấp dẫn của một ngôi sao nặng, hoặc sự va chạm giữa các vật thể nặng. Những sự kiện này rất dữ dội, làm thay đổi cấu trúc không gian và thời gian. Do đó lỗ đen đóng vai trò như các đèn hiệu báo tin về các điều kiện trong vũ trụ rất xa với chúng ta.

Ngoài ra, các lỗ đen có thể được hiểu như các đốm hấp dẫn và các nhà Vật lý đặt câu hỏi: Các đốm hấp dẫn này tương tác thế nào với các vật thể rất nhỏ như nguyên tử và các hạt nhỏ hơn nguyên tử? Liệu bạn gửi tín hiệu tới lỗ đen, liệu nó có phản hồi lại?

Nhiều câu hỏi làm đau đầu các nhà Vật lý đi tìm câu trả lời, giúp chúng ta học thêm được nhiều điều mới mẻ về không gian, thời gian và vật chất.

GS. Gerard t' Hooft là chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ học lượng tử, các tác phẩm của ông tập trung vào lý thuyết đo, các lỗ đen, và trọng lực lượng tử.

Năm 1999, ông đoạt giải thưởng Nobel Vật lý về “Làm sáng tỏ cấu trúc lượng tử của các tương tác điện tử trong vật lý”.

Ngoài giải Nobel, ông còn nhận được rất nhiều giải thưởng, gồm:

Năm 1981: ông cùng với Victor F. Weisskopf và Freeman J. Dyson nhận giải thưởng Woft trong vật lý vì những đóng góp cho vật lý lý thuyết, đặc biệt là sự phát triển và ứng dụng của thuyết lượng tử.

Năm 1995, ông trở thành một trong những người đầu tiên nhận giải thưởng Spinozapremie, phần thưởng cao quý nhất dành cho các nhà khoa học Hà Lan. Cùng năm đó, ông nhận huy chương Franklin.

Theo HÀ THANH
(Tuổi trẻ)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán