Trang chủ»Văn học - Nghệ thuật

Văn học - Nghệ thuật

Kiến trúc Nhật Bản

Kiến trúc Nhật Bản có một lịch sử rất lâu đời. Nó được bắt đầu vào thế kỷ thứ năm trước Công Nguyên.

Một số bằng chứng của kiến trúc Nhật Bản thời tiền sử được tìm thấy là những ngôi nhà đất nung và nhà hầm được xây dựng bởi các bộ tộc đồ đá của Nhật Bản, được gọi là Jomon. Kể từ thời điểm đó kiến trúc Nhật Bản đã có những thay đổi đáng kể. Kiến trúc đương đại Nhật Bản được ra đời, đồng thời có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.

Kiến trúc truyền thống ở Nhật Bản

Vì có khí hậu ôn hòa nên kiến trúc truyền thống của Nhật Bản đa phần có cấu trúc bằng gỗ. Phần lớn những ngôi nhà cổ và những nhà thờ tại Nhật đều được xây dựng bằng gỗ. Những cách thức và kỹ thuật được sử dụng trong xây dựng không chỉ phản ánh khí hậu của Nhật Bản mà còn thể hiện được nguồn gốc sâu xa trong sự phát triển của văn hóa Nhật Bản. Ngoài ra, những vật liệu xây dựng như đất, đá và gạch cũng được người Nhật sử dụng trong giai đoạn này. Kiến trúc bằng gỗ, được gọi là Kansai, đã được phát triển đầy đủ trong suốt thế kỷ thứ 8 bằng cách thêm các yếu tố trang trí và một loạt các chi tiết thiết kế. Trong giai đoạn này, các kiến trúc sư Nhật Bản đã sản sinh ra một phong cách kiến trúc tinh tế và đầy kỹ thuật mà sau này đã trở thành duy nhất và đặc trưng của đất nước Nhật Bản.

Những nhà thờ chẳng hạn như đền thờ Phật và đền thờ Shinto là những minh chứng rõ nét nhất cho kiến trúc truyền thống của Nhật. Đền Ise có lẽ được biết đến nhiều nhất. Đặc điểm của ngôi đền là cột làm từ cây bách và mái nhà được làm bằng mái tranh truyền thống. Thiết kế này mang đến cảm giác tinh khiết và giản dị. Minh chứng điển hình khác là một ngôi đền thờ Phật được gọi là Phoenix Hall. Nguyên là căn biệt thự của một nhà quý tộc, tòa nhà được chuyển đổi thành một ngôi đền. Nó đại diện cho kiến trúc đỉnh cao của Nhật Bản chú trọng nhiều đến sự thông thoáng với hiên nhà mở và mái nhà trung tâm được xây cao.

Giữa thế kỷ 14 và 20, kiến trúc Nhật Bản thiết lập ra những tiêu chuẩn dành cho các tòa nhà trong nước. Một số những tiêu chuẩn vẫn còn được giữ cho đến ngày nay. Loại hình nhà phố truyền thống của người Nhật được gọi là “Machiya”. Những ngôi nhà này chủ yếu nằm ở Kyoto thuộc quận Takayama. Để đáp ứng điều kiện sống ngày càng nâng cao, vật liệu xây dựng cho Machiya được lựa chọn cẩn thận. Vật liệu phổ biến nhất là gỗ nhằm góp phần vào việc làm đẹp ngôi nhà. Ngoài ra còn có các loại nhà nông thôn, thường được biết đến là gassho-zukuri. Đây là những loại nhà nhỏ nhưng nhìn rất lãng mạn và ấm cúng.



Lâu đài Himeji-jo - Ảnh: www.japan-guide.com

Cuộc chiến tranh giữa giai cấp phong kiến và quý tộc ở Nhật khiến cho nhiều cung điện và lâu đài mọc lên. Mặc dù rất nhiều tòa nhà sang trọng đã bị phá hủy nhưng vẫn còn lại một vài lâu đài. Những tòa lâu đài đẹp nhất còn xót lại và còn giá trị tham quan là lâu đài Himeji-jo và cung điện August Imperial. Himeji-jo được xây dựng vào năm 1390, còn được gọi là Lâu đài Cò trắng và cung điện August Imperial đã được xây dựng lại 10 lần do hỏa hoạn. 

Kiến trúc hiện đại

Khi Nhật Bản mở cửa vào năm 1868, kiến trúc phương Tây bắt đầu thay thế những tòa nhà truyền thống của Nhật. Các kiến trúc sư ở Nhật Bản bắt đầu kết hợp các phương pháp xây dựng truyền thống với thiết kế châu Âu. Họ cũng áp dụng những vật liệu xây dựng mới như bê tông và thép.

Sau Thế chiến I, dưới ảnh hưởng của Le Corbusier, Mies van der Rohe và Frank Lloyd Wright, kiến trúc Nhật Bản bắt đầu có những đóng góp của mình với ngành kiến trúc đương đại. Các kiến trúc sư Nhật Bản như Tange Kenzo hoặc Arata Isozaki đã tạo ra một phong cách độc đáo và phát triển thiết kế hiện đại mang tính quốc tế. Sân vận động thể thao quốc gia được hoàn thành vào năm 1964 là một ví dụ điển hình cho sự pha trộn phong cách mới với các đặc tính kiến trúc truyền thống của Nhật Bản.



Sân vận động thể thao quốc gia - Ảnh: www.japantimes.co.jp

Các kiến trúc sư của Nhật Bản những năm 1960 như Shinohara Kazuo, Kurokawa Kisho và Maki Fumihiko đã bắt đầu một phong trào kiến trúc mới gọi là Metabolism. Kiến trúc Nhật Bản trong giai đoạn này kết hợp các hình thức cố định của các tòa nhà với không gian linh hoạt. Hội trường Centential được xây dựng bởi Shinohara tại Viện Công nghệ Tokyo là một ví dụ điển hình của kiến trúc đương đại kết hợp phong cách thanh lịch Nhật Bản. Các công trình của Kurokawa là sự pha trộn lối xây dựng truyền thống mang chút ảnh hưởng hiện đại, trong khi Maki thì nhấn mạnh các yếu tố của thiên nhiên.

Trong những năm 1980, các kiến trúc sư Nhật Bản thế hệ thứ hai đã khám phá những thiết kế hiện đại và hậu hiện đại và bắt đầu có những đóng góp vào sự phát triển của kiến trúc đương đại. Các kiến trúc sư như Ando Tadao, Hasegawa Itsuko và Toyo Ito bắt đầu nhận được những đánh giá cao trên toàn thế giới. Ví dụ, Ando đã phát triển một phong cách kiến trúc hoàn toàn mới và được coi là một trong những kiến trúc sư có ảnh hưởng nhất hiện nay. Các công trình của ông thường kết hợp sự giản lược mang tính hình học với các cấu trúc bê tông và kính để tương phản hình ảnh xã hội hiện đại.

Trần Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán