Trang chủ»Du lịch»Di sản

Di sản

Hang Elephanta

Hang Elephanta là một hệ thống các hang động được điêu khắc công phu có từ thời cổ đại trên đảo Elephanta - nằm ở phía Đông và cách thành phố Mumbai, Ấn Độ 10km. Hòn đảo này được mệnh danh là Gharapuri (thành phố hang động) và được chia làm 2 nhóm hang chính: nhóm thứ nhất gồm 5 hang lớn với những chi tiết điêu khắc về đạo Hindu, nhóm thứ hai gồm những hang động nhỏ hơn mô tả về đạo Phật. Năm 1987, Elephanta được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới. Thật vậy, hòn đảo này không chỉ là một điểm đến đầy thú vị mà còn mở ra quang cảnh chân trời tuyệt đẹp ở Mumbai và cả sự thoát ly khỏi sự tất bật của ngày thường.



Khu chính Điện Đông Điện Tây
1.    Ravana nâng núi Kailash
2.    Shiva-Parvati trên núi Kailash
3.    Ardhararishvara
4.    Trimurti
5.    Gangadhara
6.    Lễ cưới của Shiva
7.    Shiva giết Andhaka
8.    Nataraja
9.    Yogishvara
16.    Linga

10.    Kartikeya
11.    Matrikas
12.    Ganesha
13.    Dvarapala

14.    Yogishvara
15.    Nataraja



Tượng thần Shiva



Tượng Mahesamurti mô tả vị thần Shiva trong đạo Hồi



Thần Shiva giết chết Andhaka

Những hang động này được xây dựng theo kiểu kiến trúc dền đài có từ thế kỷ thứ VII. Thoạt đầu, hòn đảo có tên gọi là Gharapuri, sau đó người Bồ Đào Nha đổi tên thành Elephanta sau khi họ tìm thấy một con voi bằng đá to lớn gần nơi họ đóng quân. Bức tượng này bị sập đổ vào năm 1814 và sau đó được chuyển tới Victoria Gardens và được lắp ráp lại.



Thần Yogishvara

Hang động chính hay còn gọi là hang động Shiva (hang động 1, hang động lớn) rộng khoảng 27m2 với một hành lang gồm nhiều cột trụ theo kiến trúc Ấn Độ (mandapa). Ở lối vào có 4 cửa chính - ba mái vòm mở và một lối vào ở phía sau. 6 cột ở mỗi hàng chia hành lang thành một chuỗi các khoảng không gian nhỏ hơn. Mái của hành lang che đi phần xà của những cột đá nối kết với nhau. Lối vào hang chính được xây thẳng hàng theo trục Bắc - Nam, khác với điện thờ thần Shiva (thông thường được xây dựng theo trục Đông - Tây). Cổng phía Bắc vào hang gồm có 1.000 bậc thang và uốn quanh hai bức hình của thần Shiva có niên đại từ thời Gupta. Bức hình bên trái khắc họa về vị thần Yogishvara (thần Yoga) và bên phải là Nataraja (thần Khiêu vũ). Kế đó là điện thờ tượng Mahesamurti (cao 6,3m và mô tả 3 mặt của thần Shiva: thần Sáng tạo - mặt phải, thần Bảo hộ - mặt đội vương miệng ở giữa và thần Hủy diệt - mặt trái). Những điện thờ nhỏ hơn tọa lạc ở phía cuối hang ở phía Đông và Tây.



Thần Gangadhara



Thần Ardhanarishvara

Mỗi bức tường đều có tạc tượng thần Shiva, mỗi bức tượng cao 5m. Trimurti nằm ở bức tường phía Nam và được bao quanh bởi Ardhanarishvara (bức tượng nửa đàn ông nửa đàn bà - một biểu tượng của thần Shiva) ở bên trái và Gangadhara ở bên phải. Một bức điêu khắc khác liên quan tới truyền thuyết của thần Shiva ở ngay hành lang chính được thiết kế theo những khoảng không gian riêng gồm Kalyanasundaramurti kể về lễ cưới giữa thần Silva và nữ thần Parvati, Andhakasuravadamurti hay Andhakasuramardana kể về cảnh thần Shiva và nữ thần Parvati giết chết quái vật Andhaka trên núi Kailash và Ravananugraha kể về vua quỷ Ravana rung lắc ngọn núi Kailash.

Hang động chính pha trộn những chi tiết của lối kiến trúc Chalukyan với những bức tượng khổng lồ về các nữ thần, người giám hộ và những chiếc cột có những họa tiết trên đỉnh cột mô phỏng theo những hoa văn nghệ thuật của đế quốc Gupta (mô tả về núi mây và phong cách tóc của nữ giới).

Mỗi tháng hai hàng năm đều có một lễ hội khiêu vũ đặc sắc được tổ chức trên đảo Elephanta.

Thùy Dung
(Tổng hợp và lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán