Trang chủ»Giáo dục

Giáo dục

Ba trường đại học của Việt Nam lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng các trường Đại học Thế giới

Lần đầu tiên, Việt Nam có 3 trường đại học được xếp hạng trong bảng xếp hạng đại học thế giới do một tuần san của Anh phát hành.



Cơ sở của Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Ảnh: Chi Tue / Tuổi Trẻ

Bảng xếp hạng Đại học Thế giới hàng năm do Times Greater Education (THE) phát hành vào ngày 11/9/2019 đã phân tích gần 1.400 tổ chức giáo dục trên 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Là bảng xếp hạng đại học lớn nhất và đa dạng nhất từ trước đến nay, Bảng xếp hạng Đại học Thế giới sử dụng 13 tiêu chí về "chỉ số hiệu suất" để đánh giá mức độ xuất sắc của các tổ chức giáo dục trong công tác giảng dạy, nghiên cứu, học phí và triển vọng quốc tế.

Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (HUST), Đại học Quốc gia Việt Nam - Hà Nội (VNU-Hà Nội), và Đại học Quốc gia Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh (VNU-TP. HCM) lọt vào bảng xếp hạng năm nay.

Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội và Đại học Quốc gia Việt Nam - Hà Nội xếp hạng 801-1.000, trong khi Đại học Quốc gia Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 1.001+ trong tổng điểm xếp hạng.

Trong 3 trường đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng, HUST đạt điểm cao nhất trong các trích dẫn, VNU-Hà Nội đứng nhất về công tác giảng dạy, nghiên cứu và triển vọng quốc tế, VNU-TP. HCM dẫn đầu về thu nhập các ngành.

Đây là lần đầu tiên 3 trường đại học của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng đại học của Times Greater Education.



Cơ sở của Đại học Quốc gia Hà Nội tại quận Cầu Giấy, Hà Nội - Ảnh: Nguyen Khanh / Tuoi Tre

Trong bảng xếp hạng năm nay, các trường đại học tại Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn tiếp tục thống trị các ngôi đầu bảng.

Đại học Oxford nắm giữ ngôi đầu bảng 4 năm liền, cùng với đối thủ lâu năm là Đại học Cambridge - hai đại học của Vương quốc Anh - tụt xuống vị trí thứ ba sau Viện Công nghệ California của Hoa Kỳ.

Thụy Sĩ là quốc gia duy nhất ngoài Vương quốc Anh và Bắc Mỹ lọt vào top 20, với ETH Zurich đứng ở vị trí thứ 13.

Trung Quốc có hai trường đại học xếp hạng đầu Châu Á - trường Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh lần lượt xếp hạng 23 và 24 trong bảng xếp hạng.

Brunei, Cuba, Malta, Montenegro và Puerto Rico cũng là các quốc gia lần đầu tiên có đại diện trong bảng xếp hạng thế giới cùng với Việt Nam.



Cơ sở của Đại học Quốc gia TP. HCM tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh: Nhu Hung / Tuoi Tre

Để lọt vào bảng xếp hạng của Times Higher Education, các tổ chức giáo dục phải có ít nhất 1.000 bài báo nghiên cứu khoa học trong khoảng thời gian 5 năm, có tổ chức công tác giảng dạy sinh viên đại học và phải thỏa mãn một loạt các tiêu chí khác.

Hoa Kỳ có nhiều đại diện nhất trong bảng xếp hạng năm nay với 170 trường đại học được xếp hạng, theo sau là Nhật Bản và Vương quốc Anh với khoảng 100 trường đại học.

Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, Hiệu trưởng trường đại học HUST - Tiến sĩ Hoàng Minh Sơn cho biết các trường đại học có định hướng nghiên cứu ở Việt Nam nên tham gia vào các bảng xếp hạng được công nhận toàn cầu như bảng xếp hạng của Time Higher Education nếu tự tin là trường mình đủ tiêu chuẩn, nhưng việc đạt thứ hạng không nên là mục tiêu phải đạt được bằng mọi giá.

Mỗi giám khảo xếp hạng các trường đại học theo các bộ tiêu chí khác nhau, do đó, việc lọt vào bảng xếp hạng không có nghĩa là trường lọt vào bảng xếp hạng đó tốt hơn những trường không có trong bảng xếp hạng, ông Sơn đánh giá.

Được xếp hạng là cơ hội để các trường đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu để từ đó cải thiện chất lượng đào tạo và nghiên cứu học thuật, ông nói thêm.

Ngô Tuấn
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán