Trang chủ»Giáo dục

Giáo dục

Tại sao bộ sách giáo khoa môn Tiếng Anh vẫn chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt?

Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) hiện đã xuất bản 32 bộ sách giáo khoa cho 8 môn học và hoạt động trải nghiệm, nhưng bộ sách giáo khoa cho môn tiếng Anh hiện vẫn chưa được xuất bản.

Theo báo Tiền Phong, tại hội thảo “Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và nhiệm vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa” được tổ chức ở miền Bắc, nhà xuất bản đã giới thiệu 4 bộ sách giáo khoa mẫu được Hội đồng thẩm định phê duyệt.



Ảnh: vietnamnet.vn

Bộ sách cải cách bao gồm sách giáo khoa môn tiếng Anh. Trong bộ sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản, bộ sách giáo khoa môn tiếng Anh gồm hai quyển: “Family and Friends” (Ấn bản quốc gia) và “Student Book” của tác giả Naomi Simmons, Nhà xuất bản Đại học Oxford.

Một giáo viên tiếng Anh cho biết bộ sách cũ đã được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua. Sẽ thật tốt nếu bộ sách tiếng Anh mới đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, điều này vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Điều 5 của Thông tư 33 về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn và chỉnh sửa sách giáo khoa, quy định sách giáo khoa phải trình bày đúng và đầy đủ nội dung chương trình học môn học cũng như các hoạt động giáo dục khác; bộ sách phải được biên soạn đảm bảo tính cơ bản, khoa học, thiết thực và phù hợp với thực tế giáo dục tại Việt Nam.

Do đó, phải có các quy định và tiêu chuẩn cụ thể về việc sử dụng sách giáo khoa nước ngoài cho các trường học tại Việt Nam. Nếu sử dụng sách nước ngoài, các nhà xuất bản sẽ chỉ hợp tác với nhà xuất bản nước ngoài nhằm mục đích lợi nhuận.

Trong khi đó, quy trình biên soạn sách giáo khoa khá khác nhau: phải có dự thảo, thử nghiệm và thẩm định theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 33.

Nếu Việt Nam chọn nhập sách nước ngoài để sử dụng đại trà tại các trường thì Bộ Thông tin và Truyền thông cũng không cần phải phê duyệt. Theo đó, Việt Nam sẽ có 7 nhà xuất bản đủ điều kiện xuất bản sách giáo khoa.

Khi được hỏi tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa phê duyệt sách giáo khoa cho bộ môn tiếng Anh, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, cho biết 32 sách giáo khoa được phê duyệt là dành cho các môn học bắt buộc, trong khi 6 bộ sách giáo khoa dự thảo cho môn tiếng Anh là dành cho các môn học tự chọn (cho học sinh lớp 1 và lớp 2) nên Bộ sẽ xem xét sau.

Tuy nhiên, theo báo Tiền Phong đưa tin, đã có vấn đề pháp lý phát sinh do phần lớn các bản thảo sách giáo khoa môn tiếng Anh cho học sinh lớp 1 đều do các tác giả nước ngoài biên soạn. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các nhà xuất bản tìm thêm các bộ sách có tác giả chính là người Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có các yêu cầu về tác giả chính vì Thông tư 33 quy định rằng người biên soạn sách giáo khoa phải có đầy đủ quyền công dân và phẩm chất đạo đức tốt.

Về hội đồng thẩm định sách giáo khoa, thông tư cũng quy định ít nhất 1/3 số thành viên của hội đồng phải là giáo viên giảng dạy các môn học này. Số lượng thành viên hội đồng cộng lại phải là một số lẻ, hội đồng có ít nhất 7 thành viên.

Ông Tài, trả lời báo chí địa phương, cho biết các thành viên của hội đồng cũng đại diện cho các vùng miền khác nhau trên cả nước.

Ngô Tuấn
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán