Trang chủ»Khoa học - Công nghệ»Khoa học & Công nghệ thế giới

Khoa học & Công nghệ thế giới

Phát hiện hồ nước trên sao Hỏa làm tăng hy vọng có sự sống bên dưới bề mặt

Hồ nước dài 12 dặm được phát hiện dưới tảng băng cực của sao Hỏa, tăng thêm hy vọng rằng sự sống có thể tồn tại bên dưới bề mặt.



Ảnh: www.telegraph.co.uk

Các nhà khoa học điều khiển radar xâm nhập mặt đất bằng tàu vũ trụ Mars Express đang quay quanh hành tinh đỏ của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Công bố này kết thúc hàng thập kỷ suy đoán và nghiên cứu của các nhà khoa học.

Lượng nước khổng lồ tồn tại khoảng một dặm bên dưới chỏm băng phía Nam của sao Hỏa và xuất hiện tương tự như Hồ Vostok, được tìm thấy 2,4 dặm dưới Nam Cực và chứa hơn 3.500 loài.

Dmitri Titov, nhà khoa học dự án Mars Express của ESA cho biết: “Cuộc khám phá ly kỳ này là điểm nhấn cho khoa học về các hành tinh và sẽ góp phần vào sự hiểu biết của chúng ta về sự phát triển của sao Hỏa, lịch sử về nguồn nước trên hành tinh láng giềng và khả năng sự sống của chúng.”



Ảnh: www.telegraph.co.uk

Mars Express được phóng vào ngày 02/6/2003 và sẽ đạt đến cột mốc 15 năm trên quỹ đạo vào ngày 25/12/2018.

Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ rằng nguồn nước đã từng rất dồi dào trên sao Hỏa vì có bằng chứng của hồ cạn và lòng sông. Các nhà khoa học cũng nghi ngờ là nước có thể tồn tại dưới những chiếc mỏm cực vì điểm tan chảy của nước giảm xuống dưới một sông băng.

Cuộc thăm dò bằng radar cho thấy vùng cực nam của sao Hỏa được tạo thành từ nhiều lớp băng và bụi xuống đến độ sâu khoảng một dặm nhưng sau đó thay đổi thành dấu hiệu của nước.

“Sự bất thường dưới mặt đất trên sao Hỏa có đặc tính phù hợp với nước hoặc trầm tích giàu nước”, Roberto Orosei, nhà thăm dò chính của thí nghiệm MARSIS và là tác giả của bài báo được công bố trên tạp chí Science cho biết.

Đây chỉ là một khu vực nghiên cứu nhỏ, chúng ta có thể hy vọng rằng có thể có nhiều túi nước dưới lòng đất ở những nơi khác, nhưng vẫn chưa được khám phá.

Jonathan Lunine, giám đốc của Trung tâm Vật lý thiên văn và Hành tinh tại Đại học Cornell cho biết bây giờ chúng ta có thể gọi chính xác sao Hỏa là “thế giới đại dương” và có thể chứa đựng sự sống.

Khả năng của một hồ nước lỏng dưới mỏm địa cực của sao Hỏa làm cho hành tinh đỏ trở thành một ‘thế giới đại dương’, trong đó nước lỏng tồn tại dưới lớp băng. Các thế giới đại dương khác bao gồm Europa, Titan, và Enceladus.

“Sao Hỏa cổ đại có thể tồn tại biển hoặc đại dương trên bề mặt và hiện nay khả năng tồn một đại dương dưới mỏm băng - kết hợp với việc khám phá các phân tử hữu cơ tại miệng núi lửa Gail bởi Curiosity làm tăng khả năng tồn tại của vi sinh vật hiện có trên sao Hỏa tại thời điểm hiện tại”.

Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán