Trang chủ»Khoa học - Công nghệ»Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Tham vọng của các nhà sản xuất điện thoại Việt Nam

Các nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) của Việt Nam vẫn hy vọng giành lại phân khúc thị trường điện thoại giá rẻ mặc dù phải chịu áp lực cạnh tranh từ các đối thủ lớn trên thế giới.



Không có dấu hiệu nào cho thấy các nhà sản xuất lớn như Samsung, Nokia và LG sẽ từ bỏ phân khúc thị trường trung cấp ở Việt Nam. Trong khi đó, hàng loạt các thương hiệu của Trung Quốc như Gionee, Xiaomi, ASUS, TCL, Tianyu, Oppo và BBK cũng đã có mặt tại Việt Nam.

Các nhà phân tích nhận xét rằng những thương hiệu lớn của Việt Nam đã và đang bị đặt vào thế gọng kìm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất của Việt Nam khẳng định rằng họ không có ý định “từ bỏ cuộc chơi”.

Các năm 2009 và 2010 là thời kỳ vàng son của các thương hiệu điện thoại di động Việt Nam với khoảng 30 dòng sản phẩm đã có mặt trên thị trường, chủ yếu nhắm tới những khách hàng có thu nhập thấp.

Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường GfK thì tại thời điểm đó, các dòng điện thoại của Việt Nam chiếm tới 30% trong tổng số điện thoại được bán ra trên thị trường. Chính sách hướng tới phân khúc thị trường giá rẻ cộng với sự vắng mặt của các thương hiệu nổi tiếng tại phân khúc này đã thúc đẩy doanh số bán hàng của các sản phẩm điện thoại Việt Nam.

Tuy nhiên, thị trường đã thay đổi khi Nokia và Samsung bắt đầu nhắm đến phân khúc thị trường giá rẻ và thị trường trung cấp. Với năng lực tài chính mạnh và mạng lưới phân phối lớn, Nokia và Samsung nhanh chóng loại các nhà sản xuất Việt ra khỏi cuộc chơi. Đồng thời, các thương hiệu của Trung quốc như Haier, Gionee, ZTE và Xiaomi cũng bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam.

Hàng loạt các thương hiệu Việt sau đó đã phải rút lui khỏi thị trường như Hi-Mobile, Avio, Mobell, Malata, Wellcome và BluePhone. Các nhà phân tích tin rằng thời hoàng kim của các nhà sản xuất Việt Nam đã kết thúc.

Vẫn nuôi dưỡng tham vọng

Tuy nhiên các nhà sản xuất Việt Nam vẫn nuôi dưỡng tham vọng với các sản phẩm của mình. Sau hàng loạt hợp đồng được ký kết với Nokia Siemens và Alcatel Network Systems Vietnam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã trở thành cổ đông sáng lập của VNPT Technology, một công ty có vốn điều lệ lên đến 500 tỷ đồng.

Với bước đi này, VNPT đã chính thức gia nhập thị trường điện thoại thông minh của nước nhà. Sản phẩm đầu tiên của VNPT là chiếc smartphone VivasLutus S1.

Sau đó, FPT Trading, một công ty con của FPT - tập đoàn công nghệ lớn nhất Việt Nam - cũng cho ra mắt các sản phẩm của mình là F56 và F69, cả hai đều có giá bán dưới hai triệu đồng. Hai sản phẩm này đã giúp cho thương hiệu FPT được công nhận rộng rãi hơn. Đến nay, FPT đã tung ra thị trường khoảng 40 sản phẩm.

Ngay cả BKIS, được biết đến như một công ty chuyên về các sản phẩm phần mềm chống virus, đã tiết lộ rằng họ đang xem xét khả năng sản xuất điện thoại thông minh trong tương lai gần.

Trần Đình Phú
Theo news.com.vn

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán