Trang chủ»Kinh tế

Kinh tế

Các ngân hàng Việt Nam cung cấp các khoản cho vay với lãi suất thấp vào cuối năm

Với thanh khoản dồi dào và nhu cầu tín dụng thấp, các ngân hàng đang cung cấp những khoản vay hấp dẫn trong giai đoạn cuối năm.

Nhiều ngân hàng ở Việt Nam đang đề nghị những khoản vay với lãi suất thấp với nỗ lực đạt được các mục tiêu tín dụng cuối năm tương ứng trong bối cảnh thiếu nhu cầu vốn trong cuộc khủng hoảng Covid-19.



Các ngân hàng đang cố gắng đáp ứng các mục tiêu tín dụng cuối năm - Ảnh: Cong Hung

Để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi hoạt động trong giai đoạn hậu đại dịch và đáp ứng nhu cầu đang tăng từ khách hàng khi thời kỳ lễ hội cuối cùng của năm đang đến gần, BIDV đã mở rộng khoản cho vay ngắn hạn từ 70 nghìn tỷ đồng (3 tỷ USD) lên đến 100 nghìn tỷ đồng (4,32 tỷ USD).

Khách hàng đăng ký gói này sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi từ 5%/năm đối với khoản vay có kỳ hạn dưới 6 tháng và lãi suất 5,5% đối với khoản vay từ 6 đến 12 tháng (giảm 0,5% áp dụng cho tất cả các kỳ hạn).

Agribank xúc tiến gói tín dụng ưu đãi trị giá 30 nghìn tỷ đồng (1,29 tỷ USD) cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), đề xuất lãi suất hàng năm đạt 4,8% cho các khoản vay ngắn hạn và 7,5% cho các khoản vay vừa và dài hạn. Ngân hàng Agribank cũng cung cấp một gói tín dụng khác trị giá 5 nghìn tỷ đồng (216,3 triệu USD) cho các doanh nghiệp FDI với lãi suất cho vay đạt 4,8%/năm.

VietinBank mang đến khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ cơ hội trúng giải thưởng tổng cộng trị giá 3 tỷ đồng (130 nghìn USD) khi đăng ký các khoản vay từ 50 triệu đồng (2,163 USD) trở lên.

Trong lần cắt giảm lãi suất lần thứ 5 kể từ hồi đầu năm, Vietcombank tiếp tục giảm lãi suất cho vay thêm 1% cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các khách hàng cá nhân trong thời gian 3 tháng từ ngày 15/12/2020 đến ngày 15/3/2021. Quyết định này sẽ dẫn đến việc ngân hàng sẽ thấy trước một khoản lợi nhuận trị giá 300 tỷ đồng (13 triệu USD), nâng tổng con số lên 3,7 nghìn tỷ đồng (160 triệu USD) trong 5 lần cắt giảm lãi suất.

“Chưa bao giờ trong lịch sử, lãi suất cho vay của các ngân hàng lại trở nên quá hấp dẫn như vậy,” Chủ tịch của Vietcombank - ông Nghiêm Xuân Thành cho hay.

Bên cạnh những ngân hàng nhà nước, các ngân hàng tư nhân cũng đang cung cấp các gói tín dụng tương tự cho khách hàng và các doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, bao gồm du lịch, hàng không, nông nghiệp hay thương mại.

Một chuyên gia ẩn danh đề nghị rằng việc các ngân hàng quyết định cung cấp các khoản cho vay dễ chịu trong giai đoạn này là một quyết định hợp lý, do nguồn thanh khoản dồi dào trong hệ thống ngân hàng và nhu cầu tín dụng thấp.

“Các ngân hàng đang tìm kiếm các khoản vay trong các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong cuộc khủng hoảng này, bao gồm bán lẻ hoặc hàng tiêu dùng,” ông Thành lưu ý.
Tăng trưởng tín dụng dự kiến tăng mạnh vào cuối năm

Trong vòng 2 tháng vừa qua, tăng trưởng tín dụng trung bình đạt 1,2% mỗi tháng, gần gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng được ghi nhận trong 9 tháng đầu năm.

Cuối tháng 9, tăng trưởng tín dụng Việt Nam đạt 6,09%, nhưng trong tháng 10 và tháng 11 đạt 2,37%, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng tháng trong năm 2019.

Từ đầu năm, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN), ngân hàng trung ương quốc gia, đã cắt giảm lãi suất xuống 4 lần để hỗ trợ nền kinh tế giữa những tác động của đại dịch Covid-19, với lần gần đây nhất được thực hiện vào ngày 30/9 với việc cắt giảm 0,5% lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm, và lãi suất thông qua thị trường tự do.

Thị trường đang kỳ vọng đợt cắt giảm lãi suất lần thứ 5 trong năm của NHNN để đảm bảo nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng 2,5-3%.

Vân Anh
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán