Trang chủ»Kinh tế

Kinh tế

Những thuận lợi và khó khăn về thương mại - sản xuất hậu Brexit

Thống kê thương mại cho thấy Liên minh châu Âu (EU) là điểm đến của khoảng hơn ½ tổng lượng xuất khẩu hàng hóa từ Anh, chiếm 63% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của quốc gia này khi là thành viên Liên minh châu Âu. Và rất có thể một thỏa thuận thương mại thuận lợi đạt được hậu Brexit sẽ có lợi cho cả hai bên trong việc duy trì mối quan hệ giao thương gần gũi.

Tuy nhiên trong trường hợp xấu nhất, Anh sẽ phải đối mặt với mức thuế cao như các nước ngoài EU. Các nhà xuất khẩu sẽ phải đối mặt với một số chi phí bổ sung như việc tuân thủ các quy tắc xuất xứ của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, những yếu tố này sẽ chỉ là một sự bất tiện chứ không phải là một rào cản lớn đối với thương mại. Theo Hiệp ước Lisbon, một quốc gia rời khỏi Liên minh châu Âu có 2 năm để thương lượng một thỏa thuận. Brexit sẽ cho phép Anh một cơ hội quan trọng làm trung gian giao dịch thương mại của riêng mình với các nước ngoài Liên minh châu Âu và các nước này có thể đàm phán với Anh dễ dàng hơn, nhanh hơn so với Liên minh châu Âu như trường hợp của Thụy Sĩ. Khả năng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu sang EU sẽ cao hơn, trong khi cơ hội để mở cửa thương mại với các nước khác ngoài EU sẽ tăng tính cạnh tranh. Rất có thể những tác động của Brexit về thương mại sẽ là tương đối nhỏ. Hơn nữa, rời khỏi Liên minh châu Âu cũng sẽ là một điều thuận lợi nếu Anh có thể sử dụng sự tự do của mình để đàm phán thỏa thuận thương mại riêng. Anh vẫn là một phần của thị trường Na Uy, Iceland và Liechtenstein - các nước ngoài Liên minh châu Âu nhưng thuộc Khu vực Kinh tế châu Âu. Rời khỏi EU, Anh có thêm quyền tự do nhưng một số ảnh hưởng của Anh trong EU sẽ bị mất.

Anh sẽ đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do và các nhà xuất khẩu sẽ phải đối mặt với chi phí bổ sung khi xuất khẩu hàng hóa vào EU. Hơn nữa, những bộ phận của nền kinh tế không xuất khẩu sang EU (chiếm 85% GDP của Anh) sẽ được hưởng lợi từ sự tự do thương mại, thoát khỏi các quy tắc và quy định của EU mà Anh hiện đang phải tuân thủ. Với các thị trường đơn lẻ, Anh cần phải áp dụng các quy định của EU cho toàn bộ nền kinh tế, mặc dù chỉ có 14% sản lượng của nó được xuất khẩu sang EU như dịch vụ y tế….

Nếu Anh thất bại trong việc đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do với EU thì Brussels có thể yêu cầu tiếp tục di chuyển lao động tự do. Trong trường hợp này, Anh sẽ phải chịu mức thuế như các nước ngoài EU, và tất nhiên Anh sẽ áp đặt thuế quan riêng của mình trong việc nhập khẩu từ EU. Nhưng sự leo thang của các rào cản thương mại sẽ để lại những hệ lụy về kinh tế. Như vậy có thể Anh sẽ đưa ra mức thuế riêng của mình nhằm thuyết phục EU quay trở lại, dẫn đến không có thuế ở hai bên. Nhưng nếu EU quyết định tăng thuế thì Anh vẫn duy trì vị trí thương mại tự do riêng của mình. Quan trọng là sản xuất đã giảm đáng kể như là một phần của nền kinh tế Anh. Sản xuất đã giảm từ hơn 20% GDP vào giữa những năm 1990 xuống dưới 10% như hiện nay. 



Tuy nhiên, đây sẽ không phải là trường hợp cho tất cả các ngành và khu vực. Mức thuế trung bình có thể được áp đặt bởi Liên minh châu Âu theo nguyên tắc tối huệ quốc là 4%, nhưng điều khác nhau giữa các ngành và lĩnh vực: thực phẩm, đồ uống sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, ngành công nghiệp ô tô sẽ phải chịu mức thuế 10% và 5% cho linh kiện nhập khẩu. Kinh doanh hàng không cân đối với EU, trong khi Scotland, miền Nam nước Anh và London thường ít thuế hàng hoá. Chính phủ có thể chọn để sử dụng các khoản tiết kiệm 10 tỷ bảng Anh/ năm từ các khoản đóng góp vào ngân sách EU để bù đắp những lĩnh vực và khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất, ít nhất là trong ngắn hạn. Các chi phí phụ trội mà các nhà xuất khẩu Anh sẽ chịu ít hơn so với các khoản tiền của Vương quốc Anh đóng góp cho EU và chính phủ sẽ bù đắp những thiệt hại từ Brexit. Trong dài hạn, nền kinh tế Anh đủ linh hoạt để phân bổ lại các nguồn lực từ các ngành công nghiệp ít cạnh tranh.

Anh sẽ có thể giảm thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước dưới mức của EU. Điều này sẽ kích thích người tiêu dùng và thúc đẩy cạnh tranh sản xuất trong nước. Đàm phán với Anh sẽ dễ dàng và nhanh hơn so với EU. 

EU đang trong quá trình đàm phán thỏa thuận thương mại tự do mới với một số nước như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhưng nước Anh có thể đàm phán giao dịch riêng với các nước và có thể tham gia các hiệp định thương mại tự do khác như Hiệp hội Thương mại Tự do Bắc Mỹ. Điều này có thể hữu ích cho Anh. Một nửa hàng hóa xuất khẩu của Vương quốc Anh là bên ngoài Liên minh châu Âu, trong khi đó, ở Đức, con số này là 42% và ở Pháp là 41%. 



Các thành viên trong nội các mới của tân Thủ tướng Anh

Brexit sẽ là một điều tốt cho thương mại, các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ của Anh. Điều đó sẽ phụ thuộc vào một loạt các yếu tố bao gồm: kết quả của các cuộc đàm phán về quan hệ thương mại mới của Anh với EU; tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Liên minh so với các thị trường khác; sự thành công của EU trong việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do mới với các nước khác. Các ngành sản xuất phải đối mặt với một kết quả không khả quan hơn so với các ngành dịch vụ. Các lĩnh vực sản xuất phụ thuộc vào việc Anh có đồng ý một thỏa thuận thương mại với EU và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu sang EU. Trong khi cơ hội để mở cửa thương mại với các nước khác hoặc để tăng tính cạnh tranh của ngành là thông qua các chính sách thuận lợi hơn hoặc đầu vào rẻ hơn có khả năng đảo ngược tình thế.

Các cuộc đàm phán về tái thiết lập các điều khoản gia nhập WTO của Anh có thể sẽ kéo dài và phức tạp. Các nhà phân tích cho rằng các khó khăn Anh đang phải đối mặt có thể trở nên đơn giản hơn nếu các nước khác nhượng bộ các nhu cầu của London, hoặc nếu Anh quyết định cắt giảm thuế quan và cắt giảm trợ cấp nông nghiệp đơn phương mà không đòi hỏi quá nhiều quyền lợi.

Nếu không, các cuộc đàm phán này có thể sẽ kéo dài và phức tạp vì một số vấn đề mang tính chính trị và sự đồng thuận sẽ là cần thiết giữa một thành viên với lợi ích thương mại đa dạng bao gồm EU, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và các quốc gia thương mại hoặc một nhóm các quốc gia có vấn đề - dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo.

Đồng thời, Brussels cũng sẽ phải đàm phán lại các điều khoản gia nhập WTO bởi vì nhiều quyền lợi và nghĩa vụ của Anh sẽ phải được lấy bớt từ ​​ EU càng trở nên phức tạp hơn, bởi vì các cam kết của EU được cập nhật trong WTO về thuế quan, hạn ngạch và trợ cấp nông sản đã không được công nhận kể từ khi nó mở rộng từ 15 quốc gia thành viên trong năm 2004. Anh và EU sẽ cố gắng đàm phán chia sẻ quyền lợi mơ hồ của EU nhưng không bảo đảm về sự thành công của thỏa thuận. Bộ trưởng Kinh doanh Vương quốc Anh Sajid Javid cho biết họ đã lên kế hoạch đàm phán thương mại cho giai đoạn hậu Brexit với nhiều đối tác lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong vài tháng tới. Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne đã gặp giới chức cấp cao Trung Quốc tại thủ đô London để thảo luận về quan hệ thương mại song phương hậu Brexit. Hãng tin Reuters trích nguồn tin cho biết, Bộ trưởng Tài chính Anh đã gặp và có các cuộc thảo luận hiệu quả về đầu tư, các dịch vụ tài chính với Đại sứ Trung Quốc tại Anh và đoàn quan chức cấp cao của nước này.

Trần Nguyễn
(Tổng hợp)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán