Trang chủ»Kinh tế

Kinh tế

Tiềm năng Ấn Độ trở thành trung tâm sản xuất của thế giới vào năm 2020

Ấn Độ đang bắt tay vào việc xây dựng mô hình tăng trưởng mới để có thể trở thành trung tâm sản xuất của thế giới trong vòng một thập kỷ tới.



Trong các bài phát biểu gần đây, thủ tướng Narendra Modi nhấn mạnh rằng Ấn Độ - quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á - cần một mô hình tăng trưởng tập trung vào sản xuất định hướng xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng lớn và đô thị hóa. 

Sanjeev Sanyal - nhà chiến lược toàn cầu tại ngân hàng Deustche Bank cho biết nếu thành công thì tiềm năng Ấn Độ sẽ trở thành trung tâm sản xuất của thế giới là rất lớn, thay thế vai trò này của Trung Quốc trong suốt một thập kỷ qua.

Mô hình tăng trưởng ở Đông Á được Nhật Bản và Trung Quốc áp dụng nhằm kích thích và duy trì sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mô hình này lại không được áp dụng ở Ấn Độ khi quốc gia này chuyển từ nền kinh tế tập trung vào nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ, bỏ qua giai giai đoạn phát triển tập trung vào sản xuất.

Sản xuất chiếm chỉ 15% tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ (GDP), trong khi đó dịch vụ chiếm đến 60%.

Nhu cầu cấp bách của Ấn Độ hiện nay là tạo thêm nhiều việc làm vì dân số trong độ tuổi lao động đang gia tăng. Trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2020, dân số trong độ tuổi lao động của Ấn Độ sẽ tăng từ 804 triệu lên 856 triệu người. Điều này đòi hỏi Ấn Độ phải tạo ra trung bình 10 triệu việc làm mỗi năm.

Những thử thách đối với mô hình tăng trưởng

Để đi theo mô hình tăng trưởng như các nước Đông Á không phải là điều dễ dàng. Việc huy động và triển khai các nguồn vốn lớn sẽ là yếu tố quan trọng trong mô hình tăng trưởng. Điều này đòi hỏi Ấn Độ phải nhanh chóng mở rộng hệ thống tài chính và ngân hàng.

Thủ tướng Modi đã đề ra mục tiêu mở mới 75 triệu tài khoản ngân hàng vào tháng 01/2015. Mục đích chính là có thể chuyển trực tiếp các khoản trợ cấp đến người nghèo. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng giữ vai trò lớn trong việc huy động tiết kiệm dài lâu.

Ngoài các nguồn vốn lớn, mô hình tăng trưởng này còn đòi hỏi việc triển khai lực lượng lao động. Điều này có thể là một thách thức lớn đối với các bộ luật lao động cứng nhắc hiện nay của Ấn Độ và thực tế là các thành phố của Ấn Độ vẫn chưa sẵn sàng để chào đón hàng triệu lao động công nghiệp.

Nếu thực hiện thành công mô hình này, các ngân hàng cho biết nó sẽ là một "bước ngoặt lớn cho cuộc sống của 1,2 tỷ người và sẽ có những tác động rất quan trọng đến nền kinh tế thế giới.”

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý rằng việc chuyển sang mô hình tăng trưởng tập trung vào sản xuất định hướng xuất khẩu là hướng đi đúng đắn cho Ấn Độ.

Jahangir Aziz - nhà kinh tế học người Ấn Độ tại JP Morgan đặt ra câu hỏi về việc liệu Ấn Độ có thể thật sự trở thành một quốc gia sản xuất với giá rẻ hơn so với Trung Quốc và các nước láng giềng khác như Sri Lanka và Bangladesh hay không.

Đình Phú
Theo: cnbc.com

123456789[10]...45  

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán