Trang chủ»Văn học - Nghệ thuật»Mỹ thuật (kiến trúc)

Mỹ thuật (kiến trúc)

Độc đáo đường lên Hoàng Sơn



Ảnh: Philip Lai

Xa xa trên lưng chừng vách núi Hoàng Sơn (hay còn gọi là núi Vàng) ở phía Đông Nam tỉnh An Huy, Trung Quốc là lối đi cheo leo với hàng chục ngàn nấc thang bằng đá granite và những tay vịn đưa lối du khách qua khe sâu vách thẳm. Một điều đặc biệt là ở núi Hương Sơn, du khách có thể tận hưởng cả 4 mùa trôi qua trong vòng một ngày: sáng xuân, trưa hè, chiều hạ và tối đông. Cảnh quan nơi đây đẹp mê đắm khiến du khách quên cả đường đi lối về.



Cầu Cổ Tích - Ảnh: Jesse Warner



Cầu Cổ Tích nhìn từ trên cao - Ảnh: Philip Lai

Hoàng Sơn là một dãy núi gồm 76 đỉnh núi. Con đường mòn nơi đây rất nổi tiếng trong hơn 1.200 năm qua và đã đi vào vô số các tác phẩm thơ ca và hội họa.

Điểm nổi bật nhất ở Hoàng Sơn là những bậc thang bằng đá granite. Việc xây dựng những bậc thang này được khởi công cách đây hơn 1.500 năm – 60.000 bậc thang gộp thành lối đi trải dài khoảng 50 km. Từng khối đá granite được vác đi bằng tay không, do đó, việc xây dựng các bậc thang là một nhiệm vụ rất nặng nề.



Khó có thể nhận ra những nấc thang dẫn đến Tiandu (Thiên đường) - Ảnh: Jakemete

Ban đầu, lối đi này được đẽo từ vách núi và người đi qua phải nắm dây trên vách để không bị ngã.



Ảnh: Pixdaus



Ảnh: Eden Li

Để lên đến đỉnh núi sẽ mất khoảng 5 tiếng. Tuy nhiên, còn có lộ trình đi khác dễ dàng hơn cho những ai sợ độ cao, đó là cáp treo. Chỉ mất 8 phút đi cáp treo là đến đỉnh núi.



Ảnh: hpmuseum

Khi lên đỉnh núi, còn có hàng ngàn bậc thang trải dài và những lối đi khác nhau để du khách khám phá. Là một trong những điểm thu hút du khách bậc nhất, nơi đây luôn tất bật với dòng người chinh phục dãy núi.



Ảnh: lewisesinchina



Ảnh: lewisesinchina

Trên đỉnh núi còn có một vài khách sạn nhỏ chờ đón du khách. Tất cả mọi thứ ở đây, từ những viên gạch xây cho đến máy nước nóng, đều do những người khuân vác cung cấp. Sở dĩ, mọi người không sử dụng cáp treo để vận chuyển hàng hóa là bởi hàng hóa quá nặng và giá vé cáp treo thì cao hơn nhiều so với tiền thuê khuân vác. Mỗi chuyến vận chuyển, người khuân vác sẽ lấy $5.



Các khách sạn trên đỉnh núi - Ảnh: lewisesinchina

Với những người khuân vác có kinh nghiệm, họ vận chuyển hàng rất nhanh. Trung bình một ngày, họ có thể đi 2 lượt chuyển hàng. Mỗi lượt khoảng 6 tiếng (4 tiếng từ làng lên núi và 2 tiếng để trở về). Đối với người ngoài nghề thì sẽ mất gấp đôi thời gian (7 tiếng lên núi và 5 tiếng để về làng).



Ảnh: hpmuseum

Dãy núi được hình thành trong thời kỳ Đại Trung Sinh cách đây khoảng 100 triệu năm do hiện tượng mặt đất nâng lên và biển dần biến mất. Những đỉnh núi đá granite hình thành trong thời kỳ Đệ Tứ do ảnh hưởng của sông băng. Ba đỉnh núi cao nhất đạt đến chiều cao 2.000m.



Biển mây ở dãy núi Hoàng Sơn - Ảnh: Eden Li

Dãy Hoàng Sơn có thảm thực vật thay đổi theo độ cao: dưới 1.100m là rừng, đến độ cao 1.800m là các rặng cây và cao hơn là vùng cỏ xanh mướt. Người Trung Quốc đặc biệt yêu thích khu rừng thông Hoàng Sơn hơn 100 tuổi vì thông là loại cây rất khỏe, có thể phát triển tốt ở bất kỳ điều kiện khí hậu nào.

Dãy Hoàng Sơn là nơi sinh trưởng lý tưởng cho các loại động thực vật quý hiếm đang bị đẹ dọa. Nhờ môi trường sinh sống tốt và quan cảnh nên thơ nên Hoàng Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1990.

Ngọc Trâm
Theo Environmental Graffiti

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán