Trang chủ»Nhân vật - Sự kiện

Nhân vật - Sự kiện

Nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven

Beethoven (1770 - 1827), một nhạc sĩ thiên tài người Đức có cuộc đời đầy cô đơn và bất hạnh. Ông sống ở thời kì Phục Hưng - giai đoạn nền văn hóa nhân loại phát triển rực rỡ nhất.



Nhà soạn nhạc Beethoven - Ảnh: en.wikipedia.org

Cuộc đời

Beethoven sinh ra tại một ngôi làng nhỏ Rajna cạnh Bonn, nước Đức. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo nhưng có truyền thống âm nhạc. Ông nội của ông là Louis van Beethoven, nhạc trưởng dàn nhạc cung đình Bonn. Bố của ông là Johann van Beethoven, lĩnh xướng cung đình. Gia đình Beethoven có 7 anh em, nhưng đã mất đi 4 người do nghèo đói và bệnh tật.

Người thầy dạy nhạc đầu tiên cho Beethoven chính là cha của ông. Cha ông rất ngưỡng mộ tài năng của nhà soạn nhạc Mozart. Người cha thường la mắng và ép ông luyện đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng vù. Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, ông phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc.

Tài năng của Beethoven từ nhỏ đã được nhiều người chú ý. Lên 8 tuổi, Beenthoven đã thể hiện được năng khiếu bẩm sinh của mình qua việc chơi đàn piano. Ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan khi 11 tuổi. Năm 14 tuổi, ông đã viết và biểu diễn thành công 3 bản sonata dành cho đàn piano.

17 tuổi, ông đến Áo để học hỏi Mozart. Cùng năm đó, mẹ của ông qua đời để lại ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác sau này của Beethoven. Sau khi mẹ mất, ông trở thành trụ cột chính của gia đình, vừa biểu diễn, vừa dạy học để kiếm tiền.

Cuộc sống của ông kém may mắn từ khi còn nhỏ. Đến khi trưởng thành, ông lại phải đối mặt với những nỗi đau về thể xác. Năm 1819, ông bị điếc hoàn toàn cả hai tai. Năm 1823, Beethoven bắt đầu bị mù mắt và bệnh thống phong. Năm 1825, ông phát hiện mình bị xơ gan cổ chướng. Năm 1826, ông mắc bệnh viêm phổi và phù toàn thân. Chính năm đó, Beethoven phải chịu 4 lần phẫu thuật đầy đau đớn. Năm 1827, Beethoven trút hơi thở cuối cùng.

Những nghiên cứu sau này cho thấy lượng chì tích tụ trong tế bào của Beethoven là quá cao, hơn mức bình thường tới 100 lần. Đây có lẽ mới là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của thiên tài.

Sự nghiệp

Beethoven là người có năng khiếu âm nhạc phi thường. Vượt qua những nghịch cảnh của bản thân, ông đã cống hiến trọn đời mình cho nền âm nhạc thế giới.

Các nhạc phẩm ông sáng tác dành cho dàn nhạc bao gồm 9 bản giao hưởng được đánh số từ 1 đến 9, các bản khai khúc và bản Egmont.

Các bản Concerto (nhạc hòa tấu dùng cho 1 nhạc cụ và dàn nhạc) gồm 5 bản dành cho piano, 1 bản dành cho violin, 1 bản dành cho cả ba loại đàn violin, piano, cello.

Nhạc thính phòng gồm các bản hòa tấu 4 đàn dây, 1 bản hòa tấu 5 đàn, các bản sonata violin và cello, dạ khúc và nhạc kèn thính phòng. Riêng piano, ông sáng tác 32 bản dành cho loại nhạc cụ này.

Ngoài ra, ông còn sáng tác 1 tác phẩm nhạc kịch, 1 tác phẩm nhạc đồng ca, hơn 20 bộ biến khúc, các bản thanh nhạc Cantata cùng nhiều bài hát khác.

Ông sáng tác nhạc rất cẩn thẩn, kỹ lưỡng và khéo léo. Số lượng các tác phẩm nhìn chung không quá nhiều so với 57 năm cuộc đời nhưng đều có giá trị bất hủ. Không chỉ là nhà soạn nhạc tài ba, ông còn là người đầu tiên cảm nhận rằng: “Âm nhạc là tài sản văn hoá của nhân loại. Nó không phải là của riêng cho cung đình hay một nhóm người nào. Âm nhạc trước hết phục vụ quảng đại quần chúng”.

Tuy nguyên nhân cái chết của ông đến nay còn mang nhiều sự tranh luận nhưng những gì mà ông đã cống hiến đều được cả nhân loại đề cao và lưu giữ.

Minh Thanh
(Tổng hợp)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán