Kiến trúc Việt Nam

Kiến trúc Việt Nam là sự kết hợp của phong cách Á Âu. Lịch sử kiến trúc Việt Nam có thể được chia thành các giai đoạn nổi bật như sau: kiến trúc cổ, kiến trúc thời thuộc địa, kiến trúc mới và kiến trúc hiện đại.



Kiến trúc truyền thống - Ảnh: www.bestpricevn.com

Kiến trúc phản ánh một phần văn hóa Việt Nam. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi phong cách Trung Quốc và phương Tây do thời thuộc địa nhưng kiến trúc Việt Nam cũng tạo ra những nét độc đáo của riêng mình. Và sau chiến tranh, sự tinh tế của kiến trúc Việt Nam tiếp tục được thể hiện qua các công trình Khu phố cổ Hà Nội, những ngôi nhà dân tộc Việt Nam và vô số các ngôi chùa, đình, làng cổ trên khắp đất nước.

Nằm ở bán đảo Đông Dương, Việt Nam và các công trình xây dựng được gắn liền với cảnh quan đồi núi và rừng của đất nước. Địa hình đa dạng giữa vùng cao nguyên phía bắc và vùng đồng bằng phía nam dẫn đến khí hậu khác nhau, vì vậy kiến trúc phải đáp ứng các điều kiện về nhiệt và độ ẩm khác nhau. Được xây dựng trên các cao nguyên bazan, bờ biển trải dài và đồng bằng sông Hồng nên kiến trúc Việt Nam mang tính chất linh hoạt và thích ứng cao.

Kiến trúc cổ

Đặc biệt, sự phát triển của kiến trúc Việt Nam khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử. Kiến trúc sơ khai của Việt Nam được bắt nguồn từ triều đại vua Hùng. Vào thời điểm đó, gỗ được sử dụng để xây nhà nhằm bảo vệ con người khỏi động vật hoang dã. Họ thiết kế ngôi nhà của mình theo hai hình dạng: một là hình dạng chiếc thuyền và một là hình dạng mai rùa.

Thời nhà Lý

Vào thế kỷ 11, nhà Lý mở ra kỷ nguyên mới cho kiến trúc Việt Nam. Nói chung, kiến trúc nhà Lý gồm 5 phong cách chính thống: thành lũy, cung điện, lâu đài, chùa chiền và nhà ở. Kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn này bị ảnh hưởng bởi Phật giáo và phục vụ Phật giáo. Do đó, văn hóa thủ phủ Thăng Long phản ánh rõ rệt đặc điểm của chùa tháp. Vào năm 1031, đã có 950 chùa được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông.



Kiến trúc mái điển hình thời nhà Lý - Ảnh: www.bestpricevn.com

Đặc điểm kiến trúc thời nhà Lý là khu dân cư với rất nhiều mái nhà được trang trí tỉ mỉ, cửa ra vào, cửa bước, lan can và những bức tượng tròn. Tất cả đều phù hợp với phong tục dân gian và khí hậu của Việt Nam.

Thời nhà Trần

Những công trình nổi tiếng dưới thời nhà Trần là chùa chiền, nhà ở, đền thờ, và thành lũy. Một số ngôi chùa quan trọng tại thời điểm này là Tháp Bình Sơn (tỉnh Vĩnh Phúc), Tháp Phổ Minh (Nam Định), chùa Thái Lạc (tỉnh Hưng Yên).



Tháp Phổ Minh - Ảnh: www.bestpricevn.com

Sự phức tạp và cấu trúc của chùa Phổ Minh là một ví dụ ấn tượng về hình thức nghệ thuật của triều đại nhà Trần và các thế kỷ tiếp theo. Cấu trúc được thiết kế theo ba phần chính: sảnh đợi, sảnh chính và điện thờ. Sân vườn bên trong và ngoài công trình đóng vai trò quan trọng trong tổng thể cấu trúc.

Cấu trúc cung điện hoàng gia được thiết kế với các tầng phía trên và hệ thống hành lang liền nhau trong một không gian ngoài trời phù hợp với khí hậu nhiệt đới.

Thời nhà Lê

Dưới triều vua Lê, kiến trúc chính thống là cung điện hoàng gia và lăng mộ hoàng gia. Vào thế kỷ 16 và 17, kiến trúc tôn giáo đã có bước tiến mới. Các kỹ thuật xây dựng chùa tháp đã đạt được tiến bộ trong suốt thế kỷ 18. Hai viên ngọc của kiến trúc thời đó là chùa Tây Phương và Đình Bảng.



Chùa Bút Tháp - Ảnh: www.bestpricevn.com

Thời nhà Nguyễn

Huế trở thành thủ đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn nên sự phát triển ở miền Bắc bị chậm lại. Tại Thăng Long, Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn và một số công trình đã được xây dựng. Và các dự án ở Huế đã được phát triển, đặc biệt là khu phức hợp nhà vườn. Ngày nay, chúng ta vẫn thấy thiết kế đặc biệt này thông qua các thành trì còn sót lại, cung điện, lăng mộ và những ngôi nhà vườn ở Huế hoàn toàn khác với kiến trúc nhà ở tại Hà Nội.



Ảnh: www.bestpricevn.com

Kiền trúc thời thuộc địa

Về mặt kiến trúc, người Pháp đã để lại dấu ấn của mình trên khắp Việt Nam - tất cả các thành phố lớn đều có những công trình trang nghiêm từ thời thuộc địa. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của điều kiện địa lý và khí hậu, nên kiến trúc theo phong cách châu Âu có những thay đổi nhất định để thích ứng với điều kiện thời tiết của Việt Nam.



Nhà hát Lớn Hà Nội - Ảnh: www.bestpricevn.com

Kiến trúc hiện đại

Khi Việt Nam tiếp tục đầu tư vào ngành du lịch, tất cả các loại hình kiến trúc mới đã được phát triển. Kiểu kiến trúc này có thể được hình thành từ giữa thế kỷ 20, sau khi Việt Nam thoát khỏi chế độ thuộc địa của Pháp. Do các điều kiện lịch sử khác nhau, kiến trúc ở phía bắc và phía nam cũng chịu tác động nhất định. Sự phát triển của nền kinh tế cũng như quá trình hội nhập quốc tế sau giai đoạn đổi mới cùng với sự ra đời của nhiều dòng kiến trúc khác nhau vào Việt Nam đã hình thành một xu thế kiến trúc mới. Trong giai đoạn đầu, phong cách kiến trúc sư đã mang lại sự hỗn loạn do sao chép các đặc điểm kiến trúc nước ngoài.



Tòa nhà Bitexco - Ảnh: www.bestpricevn.com

Đình Phú
(Lược dịch)