Trang chủ»Văn học - Nghệ thuật»Sân khấu & Điện ảnh

Sân khấu & Điện ảnh

Những kỹ thuật làm phim hoạt hình

Ngành sản xuất phim hoạt hình đã có những chuyển biến đáng kể trong nhiều thập kỷ qua kể từ ngày đầu ra mắt vào những năm 1990. Những kỹ thuật các nhà làm phim hoạt hình sử dụng đã được cải thiện rất nhiều theo thời gian. Tuy nhiên, chỉ có 3 kỹ thuật làm phim hoạt hình chính: kỹ thuật truyền thống, kỹ thuật tạo nên những đoạn phim từ những hình ảnh chụp tĩnh (stop-motion) và kỹ thuật vi tính.

Kỹ thuật truyền thống

Phim hoạt hình sử dụng kỹ thuật truyền thống xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1906 với một đoạn phim ngắn khắc họa những biểu cảm gương mặt khác nhau. Kỹ thuật này cho phép người xem thấy được những ảo giác chuyển động nhờ vào việc xử lý từng khung ảnh vẽ.

Sự phổ biến của màng xenluloit (dùng để sản xuất một ảnh trong phim hoạt hình), còn gọi là tấm cel, vào những năm đầu của thế kỷ 20 giúp cho các nhà làm phim hoạt hình không còn phải vẽ đi vẽ lại một bức ảnh nhiều lần. Việc phát hành phim hoạt hình Bạch Tuyết và Bảy Chú lùn năm 1937 đánh dấu lần đầu tiên Hollywood bắt đầu nghiêm túc thực hiện một bộ phim hoạt hình.



Tô màu bằng mực acrylic trên mặt sau của một tấm cel đã được vẽ sẵn - Ảnh: J-E Nyström

Kỹ thuật stop-motion

Trên thực tế, kỹ thuật stop-motion có trước kỹ thuật truyền thống nhưng trở ngại lớn nhất của kỹ thuật này là rất tốn thời gian. Các nhà làm phim phải di chuyển vật thể cho từng khung hình tại một thời điểm. Hãy tưởng tượng một bộ phim hoạt hình chứa 24 khung hình mỗi giây thì phải mất vài tiếng để tạo ra được vài giây của đoạn phim.

Mặc dù bộ phim hoạt hình sử dụng kỹ thuật stop-motion hoàn chỉnh đầu tiên được phát hành năm 1926 nhưng mãi đến những năm 1950 kỹ thuật này mới được sử dụng rộng rãi. Sau thời điểm đó, kỹ thuật này ít được sử dụng hơn.



Một trong những bộ phim đặc trưng của dòng stop-motion: "Wallace and Gromit"

Kỹ thuật vi tính

Trước khi trở nên phổ biến, kỹ thuật vi tính chủ yếu được các nhà làm phim sử dụng như một công cụ để nâng cao các hiệu ứng đặc biệt. Các hình ảnh do máy vi tính tạo ra được sử dụng rất ít vào những năm thập niên 70 và 80. Hoạt hình máy tính có bước đột phá đáng kể vào năm 1986 với bộ phim ngắn Luxo Jr của Pixar. Bộ phim nhận được một đề cử cho Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất và chứng minh rằng máy vi tính có thể làm được nhiều điều hơn ngoài việc hỗ trợ các hiệu ứng đặc biệt. Với sự tinh vi của phần mềm và phần cứng, các hình ảnh do máy vi tính tạo ra ngày càng trở nên sắc sảo hơn. Các bộ phim Kẻ hủy diệt 2: Ngày phán quyết năm 1991 và Công viên khủng long năm 1993 là những ví dụ mang tính bước ngoặt về những gì máy tính có thể làm được.



Chiếc đèn Luxo Jr. trong bộ phim ngắn cùng tên của hãng Pixar

Trước khi Pixar phát hành bộ phim hoạt hình Toy Story với tính năng hoạt hình vi tính đầu tiên năm 1995 thì khán giả và các giám đốc điều hành của các hãng phim đã thấy được khả năng tiềm ẩn của công nghệ này. Sự xuất hiện của của các bộ phim hoạt hình với hình ảnh 3D ngay lập tức mang lại thành công vượt trội so với các bộ phim sử dụng công nghệ 2D. Với kỹ thuật này, người xem sẽ được thưởng thức những hình ảnh sống động như thật.

Trần Đình Phú
(Lược dịch từ About.com)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán