Trang chủ»Toàn cảnh thế giới»Toàn cảnh thế giới

Toàn cảnh thế giới

Đàn violin chơi trên tàu Titanic được bán với giá 1,7 triệu USD

Một hãng đấu giá của Anh cho biết, cây đàn violin được nhạc trưởng trên tàu Titanic chơi khi thảm họa kinh hoàng xảy ra đã được bán tại buổi đấu giá vào hôm thứ bảy ngày 19/10.

Theo nhà sưu tập nổi tiếng Craig Sopin, đây là mức giá cao nhất được bán từ trước đến nay đối với những kỷ vật gắn liền với chiếc tàu chở khách bị chìm Titanic.

"Đây là một con số khó có thể bị đánh bại", Sopin - người hỗ trợ kiểm định tính xác thực của cây vĩ cầm trên tàu Titanic – cho biết.

"Tôi nghĩ là không có bất cứ thứ gì khác mang nhiều tính biểu tượng hơn chiếc đàn này khi nhắc tới con tàu Titanic".

Theo những người sống sót sau thảm họa, nhạc trưởngWallace Hartley đã chơi cây đàn này cùng ban nhạc của mình để trấn an các du khách khi con tàu đang chìm dần xuống đáy đại dương.



Ảnh: Reuters/Cathal Mcnaughton

Cảnh tượng kinh hoàng được tái hiện trong bộ phim bom tấn "Titanic" của đạo diễn James Cameron, miêu tả cảnh Hartley và ban nhạc đang chơi bản "Nearer, My God, to Thee" khi con tàu đang dần biến mất khỏi mặt nước.

Thi thể của Hartley được tìm thấy nhiều ngày sau vụ chìm tàu vào tháng 4/1912 và chiếc đàn violin vẫn được treo sau lưng ông.

Năm 2006, cây đàn violin bị hỏng này đã được tìm thấy trên gác một ngôi nhà ở Anh. Theo tuyên bố của Henry Aldridge & Son – nhà tổ chức buổi đấu thầu ở Wiltshire - Anh, cây đàn được kiểm tra, xác minh cẩn thận thông qua việc thử nghiệm các lớp nước muối.

Tên của người bán và người mua không được tiết lộ.

Con tàu đắm nổi tiếng lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1985 ngoài khơi bờ biển Halifax, Nova Scotia. Kể từ đó, đã có rất nhiều cuộc thám hiểm và nghiên cứu, nhiều kỷ vật cũng đã được tìm thấy.

Mối quan tâm đến vụ đắm tàu đã lên đến đỉnh điểm sau khi bộ phim "Titanic" chính thức ra mắt năm 1997. Bộ phim đã thu về 1,8 tỷ USD trên toàn thế giới, trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ hai trong lịch sử, theo Box Office Mojo - một trang web chuyên theo dõi doanh số bán vé.

Trong nhiều năm qua, các cuộc triển lãm về những vật còn sót lại sau thảm họa Titanic đã thu về hàng triệu USD, các buổi đấu giá cũng đạt được doanh thu cao.

Năm 2004, hãng đấu giá Guernsey đã tổ chức bán đấu giá các kỷ vật của tàu Titanic và một số hiện vật các gia đình của những người sống sót còn lưu giữ. Theo giám đốc của hãng đấu giá này, mức giá khởi điểm cho bộ sưu tập là 100 nghìn USD.

Sopin - một luật sư ở Philadelphia, người sở hữu từ 300 đến 400 hiện vật của Titanic – nói vụ đắm tàu trên đại dương này là "không gì sánh bằng" khi nói đến các thảm họa, vì đó là sự kết hợp độc đáo của các yếu tố lịch sử, văn hóa và cả điện ảnh.

Ông cho biết, "Con tàu là một mô hình xã hội thu nhỏ", nhiều tầng lớp khác nhau cùng có mặt trên tàu trong đêm định mệnh đó.

Có cả nhân vật phản diện lẫn các anh hùng. Hartley và các thành viên trong ban nhạc - không một ai trong số họ sống sót cả - là đại diện cho những anh hùng chân chính.

Cũng theo ông Sopin, "Những gì họ làm thật sự đã tạo nên sự bình tĩnh cần thiết trong lúc nguy cấp trên con tàu xấu số này. Nếu không thì sự hỗn loạn, chen lấn rất có thể sẽ xảy ra. Hành động của họ đã cứu được rất nhiều mạng sống".

Theo CNN

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán