Trang chủ»Giáo dục

Giáo dục

Đối phó với chứng rối loạn sức khỏe tâm thần ở đại học

Trong nhiều phương diện, đại học cho bạn cơ hội mới và là khoảng thời gian hoàn hảo để bạn tái tạo bản thân. Việc sống tự lập, cơ hội theo đuổi đam mê, gặp gỡ bạn mới và môi trường mới để hòa nhập, bạn hãy sẵn sàng bắt đầu lại từ đầu. Mặc dù có nhiều cách để bạn tái tạo bản thân, nhưng nếu bạn đang mắc chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, điều quan trọng bạn cần nhớ rằng vấn đề của bạn vẫn còn tồn tại và không thể bị bỏ mặc hoặc xóa đi khi bạn đang nỗ lực để khẳng định con người mới của chính mình.

Ngoài những cơ hội để tái tạo và tìm kiếm bản thân, đời sống đại học cũng đem lại nhiều trách nhiệm và nhiều tình huống có khả năng lấn át bạn. Dù bạn đang bắt đầu vào đại học hay sau khi được chẩn đoán bệnh, một kế hoạch để đối phó với chứng rối loạn sức khỏe tâm thần là phần then chốt để giúp bạn đạt được thành công.

Tìm hiểu những dịch vụ sức khỏe tâm thần ở trường của bạn

Nghiên cứu xem liệu trường bạn có những dịch vụ sức khỏe tâm thần dành cho sinh viên. Bạn có thể kiểm tra nhanh thông qua việc tìm kiếm trên mạng dịch vụ tư vấn của trường hoặc gọi điện thoại đến trường để đặt câu hỏi. Nếu trường bạn không có những dịch vụ trên, bạn có thể nhờ trường giới thiệu cho bạn những đơn vị cung cấp dịch vụ địa phương.

Nếu trường bạn có dịch vụ tư vấn, sau đây là những câu hỏi quan trọng bạn cần hỏi:

  • Có bao nhiêu buổi điều trị cho mỗi sinh viên và chi phí?
  • Thời gian chờ một buổi điều trị cá nhân?
  • Trường có những giờ mở cửa cho tình huống khẩn cấp hay những buổi khám không hẹn trước không?
  • Trong trường có bác sĩ tâm thần để tư vấn và khám cho sinh viên không? Nếu không, trường có giấy giới thiệu những bác sĩ tâm thần trong cộng đồng hay không?
  • Trường có những buổi điều trị nhóm cho vấn đề của bạn không?
  • Trường có những dịch vụ khác như giáo dục tâm thần hay những hội thảo về quản lý căng thẳng? Nếu vậy, trường sẽ chú trọng về những vấn đề gì?

Xây dựng một kế hoạch sức khỏe tâm thần

Bạn nên nói chuyện với gia đình để xây dựng một kế hoạch mà bạn cảm thấy thoải mái để theo dõi. Phân tích 5 câu hỏi sau: ai, cái gì, lúc nào, ở đâu và tại sao.

Ai? Quyết định nếu bạn muốn tiếp tục làm việc với người cung cấp dịch vụ trực tiếp, qua Skype hay điện thoại. Nếu bạn muốn tìm kiếm người mới, bạn nên nói chuyện với một số người cung cấp dịch vụ để chọn ra người tốt nhất cho bạn. Trường hay nhà cung cấp bảo hiểm của bạn có thể cung cấp sự hướng dẫn về những đơn vị cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần trong khuôn viên trường.

Cái gì? Nghĩ về những công cụ cụ thể mà bạn sẽ sử dụng, như liệu pháp đàm thoại hay thuốc. Bạn cũng có thể khai thác công nghệ với những lựa chọn như các ứng dụng theo dõi tâm trạng, chuông báo điện thoại và lịch để theo dõi kế hoạch của bạn.

Lúc nào? Xác định bạn sẽ gặp các thành viên trong đội bạn thường xuyên ở mức nào. Điều này có thể tùy thuộc vào những loại dịch vụ. Ví dụ, bạn có thể gặp bác sĩ trị liệu 1 hay 2 lần/tuần và bác sĩ tâm thần của bạn 1 hoặc 2 lần/tháng.

Ở đâu? Cân nhắc việc đi lại - đặc biệt nếu bạn không có xe, bạn cần đảm bảo rằng bạn có thể tới điều trị bằng các phương tiện giao thông công cộng. Quãng đường dù ngắn nhưng có thể dễ dàng trở thành vấn đề nếu bạn nghĩ đến chi phí và phương tiện đi lại. Thêm vào đó, nếu bạn đang dùng thuốc, bạn cần tìm một nhà thuốc gần nhà.

Tại sao? Nhắc nhở bản thân về mục tiêu và tại sao việc duy trì sức khỏe tâm thần của bạn quan trọng - đặc biệt khi những thói quen không lành mạnh. Ghi lại và áp dụng những phương pháp tích cực giúp bạn đối phó với căng thẳng, khó khăn và những triệu chứng khác.

Tìm hiểu những dịch vụ khác mà trường bạn cung cấp

Sức khỏe tâm thần có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Tìm hiểu xem trường của bạn có cung cấp dịch vụ cho những mảng sau:

Học thuật: Nhiều trường đại học có dịch vụ hỗ trợ điều kiện bất lợi. Nếu bạn cảm thấy thoải mái khi tiết lộ chứng rối loạn sức khỏe tâm thần với trường, trường có thể sẽ cung cấp cho bạn một cố vấn viên để hỗ trợ bạn về việc sắp xếp lịch học, tiếp nhận nơi ở và học tập với giảng viên. Thêm vào đó, bạn nên cân nhắc tham gia những giờ học tại văn phòng của giảng viên và các buổi hội thảo về học tập.

Dinh dưỡng và tập luyện: Lựa chọn thức ăn lành mạnh và tiếp tục tập luyện kể cả khi lịch học của bạn khá bận rộn. Tìm hiểu xem nếu trường của bạn có những buổi hội thảo về vấn đề ăn uống lành mạnh, nhà tư vấn dinh dưỡng, các chương trình tập thể dục, câu lạc bộ giải trí và thể thao, các lớp thể dục nhóm, huấn luyện cá nhân và phòng tập.

Đời sống xã hội: Vì hỗ trợ xã hội rất quan trọng, bạn nên tìm hiểu các câu lạc bộ, đoàn thể và hoạt động cho sinh viên. Đây là cơ hội rất tốt để bạn phát hiện những sinh viên khác có cùng sở thích và kết bạn mới.

Sức khỏe nói chung: Nhiều trường đại học có những chương trình và sự kiện về vấn đề sức khỏe như nghỉ ngơi, sử dụng chất kích thích, tình dục an toàn, và các vấn đề mà sinh viên phải đối mặt trong quá trình học tập trong trường. Những chương trình và sự kiện này có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bạn chăm sóc sức khỏe bản thân một cách toàn diện.

Trần Bảo Tâm Nhật
(Lược dịch)

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán