Trang chủ»Kinh tế»Chứng khoán – Bất động sản

Chứng khoán – Bất động sản

Giá trị thật của ngân hàng hàng đầu ANZ

Trong khi các ngân hàng nội địa Việt Nam phải đối mặt với thời kỳ đầy thử thách, ANZ Việt Nam đang tìm cách tận dụng vị thế là ngân hàng nước ngoài có bề dày lịch sử để củng cố vị trí dẫn đầu tại thị trường Việt Nam. Tareq Muhmood, Tổng Giám đốc Ngân hàng ANZ Việt Nam, chia sẻ quan điểm của ông.



Tareq Muhmood – Tổng Giám đốc Ngân hàng ANZ Việt Nam

Các ngân hàng nội địa Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Một số ngân hàng báo cáo thua lỗ do nợ xấu, số khác đã sáp nhập với các ngân hàng khác. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam vẫn vững mạnh. Trong thời điểm khó khăn này, vai trò của các ngân hàng nước ngoài như ANZ Việt Nam đối với nền kinh tế quốc gia là gì, thưa ông?

Tất cả các ngân hàng, dù là nội địa hay quốc tế, đều có thể vượt qua giai đoạn thử thách này. Chúng tôi đã thấy một số ngân hàng nước ngoài yêu cầu sự hỗ trợ của chính phủ ở Mỹ và châu Âu. May mắn thay, ANZ không phải là một trong những ngân hàng này và chúng tôi đã lèo lái vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính gần đây và thực sự phát triển. ANZ đã vượt qua được nhiều cuộc khủng hoảng trong lịch sử 177 năm qua.

Điều quan trọng đối với bất kỳ ngân hàng nào, dù nội địa hay quốc tế là phải có tiềm lực tài chính vững mạnh và khả năng quản lý rủi ro để chịu được bất kỳ thay đổi nào của thị trường có thể làm ảnh hưởng đến ngân hàng hoặc khách hàng của mình.

ANZ là ngân hàng nước ngoài đầu tiên ứng cử gia nhập Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, như là một kênh để học hỏi và đóng góp cho ngành ngân hàng Việt Nam. Sự đóng góp tốt nhất của ANZ là điều hành doanh nghiệp của mình thành công, bền vững và quản lý tốt tại Việt Nam. Điều này sẽ giúp các ngân hàng khác phấn đấu, tăng tính cạnh tranh.



Chiến lược mở rộng kinh doanh của ANZ Việt Nam là gì, và ANZ Việt Nam sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn này như thế nào?

ANZ Việt Nam có một kế hoạch trọng tâm đối với việc phát triển kinh doanh của mình. Chúng tôi đã xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh trong 20 năm qua và sẽ tiếp tục phát triển trong 20 năm tới, điều này có nghĩa là chúng tôi có một cam kết mạnh mẽ đối với Việt Nam. Các lĩnh vực chính ANZ Việt Nam muốn dẫn đầu là giao dịch ngân hàng, tài chính, thương mại, quản lý tiền mặt và ngoại tệ. Ngoài ra, chúng tôi muốn duy trì sự xuất sắc của mình trong lĩnh vực trái phiếu Việt Nam đồng, đô la Mỹ, thế chấp, thẻ tín dụng.

ANZ Việt Nam sẽ tận dụng các kết nối với Úc, New Zealand và khắp châu Á để hỗ trợ khách hàng. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, ANZ Việt Nam cố gắng kết nối khách hàng với nhau, hy vọng mang lại cho họ cơ hội kinh doanh để tạo ra nguồn doanh thu mới. Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Việt Nam tiếp cận các thị trường khác ở châu Á, Australia và New Zealand.

Chiến lược phát triển siêu khu vực của Tập đoàn Ngân hàng ANZ đã được thực hiện vài năm nay. ANZ Việt Nam đã sử dụng chiến lược này như thế nào để khuyến khích hoạt động xuất, nhập khẩu giữa các công ty Việt Nam và đối tác nước ngoài ở Nam bán cầu?

ANZ có một chiến lược phát triển duy nhất đó là chiến lược siêu khu vực. Trong khi nền kinh tế Mỹ và châu Âu vẫn đang chậm chạp hồi phục, Australia, New Zealand và các thị trường khác ở châu Á tiếp tục tăng trưởng.

Việt Nam vẫn là một trong những thị trường trọng điểm của ANZ như là một phần của chiến lược phát triển siêu khu vực và chúng tôi đang tiếp tục đầu tư và phát triển kinh doanh tại đây. Việt Nam là một trung tâm đầu tư và thương mại quan trọng của khu vực sông Mê Kông mở rộng.

Tháng 12/2011, ANZ Việt Nam đã cử một đoàn khách từ Victoria, Úc đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư địa phương và môi trường kinh doanh. Chuyến đi cho phép họ kết nối với các nhà cung cấp và người mua tiềm năng, gặp gỡ các đối tác địa phương để mua bán, sát nhập (M & A) hay liên doanh và làm quen với văn hóa Việt Nam.

Tháng 4/2012, một nhóm 17 doanh nghiệp New Zealand đã có một tuần viếng thăm Việt Nam. Chuyến đi được hỗ trợ bởi ANZ tại New Zealand và Việt Nam. Chuyến đi đã cung cấp cho các doanh nghiệp Zealand có được sự phân tích chuyên sâu về thị trường, môi trường kinh doanh, văn hóa và gặp gỡ với các công ty địa phương để khám phá những cơ hội hợp tác.

Tháng 7/2012, ANZ hoàn tất cấp 5 triệu trái phiếu bảo đảm, cho phép, hỗ trợ một công ty Việt Nam mở rộng đầu tư cung cấp các dịch vụ trong một thị trường hoàn toàn mới.

Chúng tôi đang hoạt động trong việc giới thiệu các nhà đầu tư đến Việt Nam, và cũng giới thiệu cơ hội đầu tư khu vực cho các công ty Việt Nam.

Việt Nam đang tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Theo ông, Việt Nam sẽ đạt được gì từ dự án này và những khó khăn có thể là gì?

Không chỉ có Việt Nam, nhiều nền kinh tế khác hiện cũng đang tiến hành tái cấu trúc. Dường như các ngân hàng đang thực hiện điều này một cách nghiêm túc. Cùng với các hành động của nhà nước, điều này sẽ dẫn đến một ngành ngân hàng lành mạnh hơn trong những năm tới.

Ông đánh giá thế nào về triển vọng kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng Việt Nam trong năm 2013?

Việt Nam hiện ổn định vĩ mô, với lãi suất giảm, lạm phát và tỷ giá hối đoái ổn định. Duy trì tình trạng này là chìa khóa để xây dựng lòng tin của các nhà đầu tư. Mối lo lớn nhất đối với Việt Nam là sự trở lại của lạm phát. Theo tôi, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục phát triển. Tôi hy vọng nhiều ngân hàng sẽ giải quyết và giảm các khoản dự phòng nợ xấu. Đồng thời, tôi vẫn mong đợi nhiều sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.

Trần Hồng Điệp
Theo www.vir.com.vn

123456789[10]...18  

SIU Review - số 138

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán