Một bảo tàng gốm sứ đang trong giai đoạn hoàn thiện tại làng gốm Bát Tràng - một điểm du lịch lý tưởng ở Hà Nội, với hình dáng lấy cảm hứng từ bàn xoay và lò nung cổ của địa phương.
Ảnh: vietnamnet.vn/
Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, đã nói rằng tòa nhà này được gọi là trung tâm của tinh hoa làng nghề thủ công ở Việt Nam, có cấu trúc bề mặt uốn cong, và tối ưu hóa những vật liệu truyền thống của làng nghề như gạch men, ngói nung và ngói khảm.
Viện bảo tàng này bao gồm hai tòa nhà cao 4 tầng lầu dành cho triển lãm và thương mại, với dự hiện diện của các sản phẩm bằng gốm có hình dạng và chất liệu men độc đáo được tạo tác xuyên suốt lịch sử của làng nghề.
Bà Hà Thị Vinh, Phó Chủ tịch của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, cho biết bà đã lên ý tưởng cho trung tâm này sau chuyến thăm Nhật Bản, nơi chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” được thực hiện hiệu quả, với hy vọng đưa các làng nghề Việt Nam, đặc biệt là Bát Tràng, được biết đến nhiều hơn trên thị trường.
Bà Vinh cho rằng các giải pháp kỹ thuật số cho viện bảo tàng cũng được chuẩn bị, và nói thêm rằng một mô hình thu nhỏ và bản đồ không gian ba chiều của ngôi làng trong những năm 1953-1954 sẽ được sử dụng để truyền tải câu chuyện lịch sử của ngôi làng, trong khi đó, một ứng dụng viện bảo tàng ảo sẽ cung cấp các hướng dẫn và dịch vụ đặt vé cho khách tham quan.
Cộng đồng Bát Tràng tọa lạc tại huyện Gia Lâm, cách trung tâm thành phố khoảng 10km. Nó bao gồm làng gốm Bát Tràng và làng gốm Giang Cao.
Một thế kỷ trước, làng gốm Bồ Bát (hiện tọa lạc ở xã Yên Thành, một huyện phía Bắc tỉnh Ninh Bình) theo chân vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (bây giờ là Hà Nội). Họ đã thiết lập một khu dân cư chuyên làm gốm và gạch trên hai bờ sông Hồng, mà hiện giờ chúng ta gọi nơi này là làng gốm Bát Tràng.
Bát Tràng nổi tiếng với nghề gốm truyền thống. Ở đây có khoảng 200 doanh nghiệp và 1.000 hộ kinh doanh chuyên sản xuất và buôn bán các sản phẩm gốm sứ, với nhiều sản phẩm được xuất khẩu đi các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Nga, Ý và Pháp.
Trong những năm gần đây, du khách đổ xô đến Bát Tràng để tìm kiếm các vật tạo tác truyền thống và mua sắm các sản phẩm bằng gốm sứ. Mọi người cũng có thể được trải nghiệm và quan sát quá trình làm gốm.
Vào tháng 10 năm 2019, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Tổng cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã tiến hành những chuyến du lịch đến Bát Tràng, và làm nổi bật địa danh này trên bản đồ du lịch của thủ đô Việt Nam.
Mặc dù nơi này đã tiếp đón nhiều khách du lịch trong một thời gian dài, việc công nhận nơi này là một địa điểm du lịch chính thức đã mang lại nhiều tham vọng và phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn cho vùng đất này.
Một trung tâm thông tin du lịch đã được thiết lập tại lối ra vào để hỗ trợ khách tham quan và cung cấp các dịch vụ khác, bao gồm một đoạn thu âm hướng dẫn du lịch bằng 12 thứ tiếng, bản đồ du lịch miễn phí, những bữa ăn được đặt chỗ trước, xe đạp cho thuê và trải nghiệm thực tế ảo.
Có rất nhiều địa điểm tham quan trong khu du lịch làng nghề Bát Tràng, những căn nhà cổ chẳng hạn như ngôi nhà của nghệ nhân làng gốm Tô Thanh Sơn, chùa Tiêu Dao, lò gốm Bồ Bát, chùa Kim Trúc, đền thờ Giang Cao và đền thờ Tổ Mẫu.
Bên cạnh những di tích trên, trung tâm của xã Bát Tràng bao gồm 23 ngôi nhà truyền thống, 16 nhà thờ dòng họ và nhiều di tích cổ, tất cả những di tích này đều được xây dựng bằng gạch của Bát Tràng.
Trong những năm gần đây, Bát Tràng đã nhận được 200.000 lượt khách du lịch mỗi năm, theo ông Lý Duy Thanh, Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm.
“Chúng tôi nhận ra rằng con người là yếu tố quan trọng nhất để bảo tồn các ngành nghề truyền thống và phát triển nền kinh tế và du lịch địa phương,” ông cho biết.
“Các nghệ nhân với tài năng và sự chuyên nghiệp đã tạo ra các sản phẩm tinh xảo, những sản phẩm đã mang lại danh tiếng cho vùng đất này. Vì vậy, chúng tôi khẳng định rằng sự phát triển du lịch luôn dựa vào cộng đồng nơi đây.”
“Việc được trải nghiệm cuộc sống địa phương và tự mình tạo ra các sản phẩm đồ gốm cùng với những nghệ nhân tài năng thực sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Đó là lý do tại sao cư dân địa phương đóng vai trò quan trọng, vì họ là chủ nhân của di sản này.”
Vân Anh
(Lược dịch)